Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm và khẳng
định vị trí, vai trò quan trọng của cán bộ và công tác cán bộ. Thực hiện lời
dạy của Người, Đảng ta luôn xác định công tác cán bộ có vai trò đặc biệt quan
trọng. Tại Đại hội XII, khi đánh giá về công tác cán bộ trong thời gian vừa
qua, Đảng ta nhận định: “Việc thực hiện chính sách cán bộ trong hệ thống chính
trị tiếp tục được quan tâm”1 tuy nhiên “chưa quan tâm đúng mức đến
xây dựng đội ngũ cán bộ tham mưu, tư vấn cấp chiến lược”2. Đồng thời
văn kiện cũng đưa ra phương hướng và giải pháp: “Tiếp tục thực hiện chiến lược
cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”3.
Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý ngoài yêu cầu cơ bản
về đức, tài, đòi hỏi họ còn phải có tư duy chiến lược, có năng lực dự báo, có kiến
thức vừa tổng hợp vừa chuyên sâu, nhất là kiến thức liên ngành, sự nhạy bén trong
tư duy lôgic, sáng suốt trong tư duy dự báo... đó là những phẩm chất cần thiết
nhất của mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ mới. Bởi họ không chỉ có
vai trò “quyết định hết thảy sau khi có đường lối” mà còn có vai trò quyết định
đề ra đường lối chiến lược, sách lược, giải pháp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu Đại hội
XIX của Đảng bộ tỉnh Nam Định đề ra; một trong những vấn đề được tỉnh quan tâm
nhất đó là vấn đề cán bộ và công tác cán bộ, đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý các cấp. Vận dụng quan điểm của Đảng tại Đại hội XII, về vấn đề
công tác cán bộ, Đảng bộ tỉnh đã căn cứ vào yêu cầu thực tế của tỉnh nhà, xây
dựng nghị quyết số 09-NQ/TU “Về nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp từ năm 2016 đến năm 2020 và
những năm tiếp theo”. Nghị quyết đã chỉ ra vị trí, vai trò to lớn của đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi thành phố Nam
Định đang phấn đấu xây dựng và phát triển để trở thành trung tâm khu vực nam
đồng bằng sông Hồng. Thực tế đó, đòi hỏi Đảng bộ và nhân dân Nam Định cần cố
gắng, nỗ lực hơn nữa, trong đó cán bộ lãnh đạo, quản lý đóng vai trò quyết định.
Từ việc nhận thức rõ vị trí, vai trò của cán bộ lãnh
đạo, quản lý; Nghị quyết đã chỉ ra mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể trong đó:
Về mục tiêu chung: “Thực hiện đổi mới và nâng cao chất
lượng các khâu của công tác cán bộ, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, lãnh đạo quản
lý các cấp có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, có năng lực, trình độ, góp
phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội của
tỉnh; đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính kiến tạo, năng động, hiệu quả để
nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến đầu tư…”. Mục tiêu này thể hiện xu thế
chung của cả nước đang hướng đến đó là xây dựng nhà nước kiến tạo và cải cách
hành chính; chuyển từ nhà nước mệnh lệnh hành chính sang nhà nước phục vụ nhân
dân, chính phủ là một bộ máy cung cấp các dịch vụ phát triển cho xã hội, nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh và xúc tiến đầu tư, khắc phục những hạn chế trong
thời gian vừa qua.
Về mục tiêu cụ thể:
Đây là một trong những điểm mới của Nghị quyết so với
các nghị quyết trước về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ, các mục tiêu được chỉ
ra cụ thể cho từng cấp cán bộ quản lý, lãnh đạo và phương hướng phấn đấu của
các năm tiếp theo. Cụ thể:
Thứ nhất, đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Ban
thường vụ Tỉnh ủy, Ban thường vụ ủy quyền thường trực Tỉnh ủy quản lý; cán bộ
lãnh đạo, quản lý là cấp trưởng, cấp phó các phòng, ban và tương đương; cán bộ
đương chức, dự nguồn; đặc biệt cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã cũng phải được
đào tạo, bồi dưỡng cập nhật kiến thức lãnh đạo, quản lý theo quy định 100% .
Đây là những kiến thức cần trang bị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ hội
nhập hóa, quốc tế hóa của Việt Nam
nói chung và Nam
Định nói riêng.
Thứ hai, đối với cán bộ trẻ, cán bộ nữ, Đảng bộ cũng quan tâm
tới việc quy hoạch, đào tạo và nâng tỷ lệ cán bộ nữ, cán bộ trẻ tham gia trong
cấp ủy tỉnh, cấp ủy cấp huyện, cấp ủy cấp xã với tỷ lệ cán bộ nữ từ 15% trở
lên, tỷ lệ cán bộ trẻ từ 10% trở lên. Ban thường vụ tỉnh ủy, ban thường vụ cấp
ủy cấp huyện và 30% trở lên thường vụ cấp ủy cấp xã nhất thiết phải có 01 đồng
chí là cán bộ nữ; phấn đấu có 01 cán bộ trẻ. Đặc biệt, các cơ quan, đơn vị có
tỷ lệ nữ từ 30% trở lên, nhất thiết phải có cán bộ lãnh đạo chủ chốt là nữ.
Thứ ba, Nghị quyết còn đề cập tới tiêu chí đánh cán bộ, mỗi
cán bộ lãnh đạo, quản lý từng ngành, lĩnh vực khác nhau chúng ta phải xây dựng
các bộ tiêu chí đánh giá khác nhau, đổi mới về phương pháp, quy trình đánh giá.
Trong thời gian tới, đòi hỏi tỉnh nhà phải quyết tâm thực hiện đồng bộ, toàn
diện các khâu trong công tác cán bộ; mà khâu đầu tiên là tuyển dụng đầu vào
phải được chú trọng làm nguồn, đây cũng là tiền đề cho thực hiện tốt công tác
cán bộ. Để nâng cao chất lượng công tác đánh giá cán bộ cần có hệ thống tiêu
chí đánh giá theo chức danh cụ thể, hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả cụ thể,
hệ thống tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và xếp loại mức độ hoàn
thành nhiệm vụ được giao linh hoạt, phù hợp với từng cơ quan; đơn vị. Đi đôi
với ban hành bộ tiêu chí đánh giá cán bộ cụ thể cần đánh giá qua nhiều kênh:
cấp trên đánh giá cấp dưới trực thuộc, cấp dưới đánh giá cấp trên trực tiếp đảm
bảo tính chính xác, toàn diện, công tâm, khách quan, công khai, minh bạch; xác
định rõ trách nhiệm của tập thể, trách nhiệm của từng cá nhân và nhất là người
đứng đầu.
Nghị quyết đã đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đồng thời
cũng thể hiện tư duy nhạy bén, chủ động, chiến lược của Ban chấp hành Đảng bộ
tỉnh trong quá trình lãnh đạo, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Nam Định trong giai đoạn hiện nay./.
|