banerchinh-ngay14-3-2021
Nhiệt liệt chào mừng 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890-19/5/2025)!
Hỗ trợ trực tuyến
Nghiên cứu trao đổi

HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU THỰC TẾ TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH

Nghiên cứu thực tế là một trong những nhiệm vụ thường xuyên đối với giảng viên. Giảng viên luôn xác định để giảng dạy tốt, trước hết phải nghiên cứu tốt và có kinh nghiệm thực tiễn; thực tiễn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác giảng dạy...

Trần Thị Thu Hà

     Phó trưởng phòng NCKH - TT- TL

 

Trong  đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý về lý luận chính trị, của địa phương tại trường Chính trị, giảng viên là người giữ vai trò chủ yếu. Vì vậy, người giảng viên là người trực tiếp truyền đạt những kiến thức mang tính chất lý luận. Ngoài ra, họ không chỉ truyền đạt mà còn hướng dẫn học viên cách thức vận dụng kiến thức lý luận đó để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tế. Để làm được điều này đòi hỏi người giảng viên phải am hiểu thực tế, nắm bắt thực tế từ đó có thể làm sáng tỏ giữa lý luận và thực tiễn.

Vậy, để hoàn thành nhiệm vụ của mình, đòi hỏi người giảng viên phải có sự nỗ lực trong học tập, nghiên cứu, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế, muốn có hiểu biết về thực tiễn thì việc đi nghiên cứu thực tế ở cơ sở là một trong những nhiệm vụ quan trọng của người giảng viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.

Nghiên cứu thực tế là một trong những nhiệm vụ thường xuyên đối với  giảng viên. Giảng viên luôn xác định để giảng dạy tốt, trước hết phải nghiên cứu tốt và có kinh nghiệm thực tiễn; thực tiễn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác giảng dạy.

            Theo Quyết định 268/QĐ-HVCT - HCQG ngày 03/02/2010 của  Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh  về “Quy định  tiêu chuẩn, nhiệm vụ, chế độ làm việc của giảng viên trường chính trị tỉnh, thành phố thuộc Trung ương”.

Trong những năm qua Ban giám đốc trường Chính trị Trường Chinh đã tập trung chỉ đạo hoạt động NCTT. Ban giám đốc giao cho phòng Nghiên cứu KH- TT- TL trên cơ sở thực tiễn tham mưu việc nghiên cứu thực tế hàng năm.

Dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc nhà trường, phòng Nghiên cứu KH - TT – TL  triển khai các đơn vị đăng ký nhiệm vụ khoa học, thực tế. Từ đó tham mưu với Ban giám đốc xây dựng dự thảo kế hoạch NCTT tổng thể cho cả năm học như: mục đích, yêu cầu, địa điểm, thời gian, phương thức đi NCTT gửi các khoa, phòng để lấy ý kiến.  Đồng thời hướng dẫn các khoa, phòng xây dựng kế hoạch nghiên cứu thực tế trong năm. Căn cứ vào tình hình giảng dạy của giảng viên, các khoa, phòng xây dựng kế hoạch nghiên cứu thực tế tại một số địa phương. Xuất phát từ chuyên môn của đơn vị các khoa, phòng lựa chọn nội dung nghiên cứu cho phù hợp đề tìm hiểu trong quá trình đi thực tế. Từ kế hoạch của khoa, phòng các giảng viên đăng ký những nội dung thực tế của cá nhân hoặc xây dựng kế hoạch NCTT theo nhóm trình Trưởng khoa phê duyệt. Các Khoa xây dựng chủ đề, nội dung, kế hoạch nghiên cứu thực tế trong năm trình Ban giám đốc phê duyệt, và gửi về Phòng Nghiên cứu khoa học – Thông tin –  Tư liệu để theo dõi, tổng hợp. Trên cơ sở đó phòng NCKH tổng hợp kế hoạch của các khoa, phòng chỉnh sửa lại kế hoạch hoạt động NCTT cả năm trình Ban giám hiệu phê duyệt.

Trên cơ sở kế hoạch nghiên cứu thực tế đã được xây dựng, các khoa, phòng tiến hành đi nghiên cứu thực tế, sau khi nghiên cứu thực tế các khoa, phòng viết báo cáo kết quả đạt được. Qua các đợt nghiên cứu thực tế, giúp cho giảng viên có nhiều kiến thức về hoạt động thực tiễn, từ đó gắn kết các kiến thức đã nghiên cứu được vào quá trình giảng dạy làm cho bài giảng ngày càng sinh động hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói : “lý luận mà không có thực tiễn là lý luận suông, thực tiễn mà không có lý luận là thực tiễn mù quáng ”. Một bài giảng sinh động, lôi cuốn học viên, có tính thuyết phục thì cần phải liên hệ những vấn đề diễn ra trong cuộc sống, trong xã hội. Nêu lên những thực trạng có liên quan đến nội dung bài giảng, rút ra những ưu, khuyết điểm từ và từ đó chúng ta dùng lý luận để phân tích lý giải thực tiễn. Có như vậy bài giảng mới thu hút được học viên, học viên sau khi học sẽ tự mình giải quyết tốt những vấn đề từ trong thực tiễn, dùng lý luận để giải quyết thực tiễn. Nhưng để làm được điều đó đòi hỏi mỗi giảng viên của nhà trường phải nỗ lực trong NCTT.

       Việc tổ chức cho giảng viên đi nghiên cứu thực tế ở cơ sở tại trường Chính trị Trường Chinh được thực hiện hàng năm đã đi vào nề nếp và đã góp phần việc nâng cao kiến thức, chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên về lý luận và thực tiễn. Qua đi thực tế đoàn nghiên cứu thực tế nắm bắt tình hình kinh tế - xã hội, tình huống, thực trạng, kỹ năng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý tại cơ sở và học hỏi những kinh nghiệm, những bài học từ cơ sở; đó cũng là những tư liệu quí báu  mà đoàn nghiên cứu thu hoạch được. Tuy nhiên hiệu quả đi nghiên cứu thực tế chưa cao còn hình thức. Hiện nay, phương thức nghiên cứu thực tế là tọa đàm, trao đổi của đơn vị với đoàn song cơ bản  vẫn là nghe báo cáo vì vậy tâm lý của buổi thực tế chưa thực sự cởi mở, thụ động - giảng viên chủ yếu là nghe địa phương báo cáo chứ chưa “thấy” nhiều việc địa phương làm như thế nào. Vì vậy, lượng thông tin mà giảng viên thu nhận mỗi đợt đi thực tế còn hạn chế cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

Khi đến địa phương, đơn vị nghiên cứu, do mỗi giảng viên có chuyên môn và giảng dạy nhiều nội dung bài giảng khác nhau nên nội dung nghiên cứu thực tế trao đổi nhiều khi trao đổi thông tin với cơ sở, cùng một thời điểm nhiều vấn đề khác nhau đặt ra đơn vị đi thực tế sẽ không trao đổi được hết những nội dung đoàn cần.

Từ tình hình nghiên cứu thực tế của giảng viên, tôi có một số ý kiến nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động nghiên cứu thực tế của trường như sau :

- Cần đổi mới nhận thức về hoạt động nghiên cứu thực tế của       giảng viên, mỗi giảng viên phải coi đây là dạng hoạt động thực tiễn mà nhà trường tham gia cùng xã hội, là nhiệm vụ cần thiết để góp phần nâng cao chất lượng giảng day để đáp ứng yêu cầu hiện nay. Bởi qua nghiên cứu thực tế các giảng viên sẽ thu nhận được thông tin phải biết xử lý thông tin đó vào bài giảng sao cho hợp lý.

- Các giảng viên cần xây dựng kế hoạch NCTT của cá nhân, nhóm, tập thể cho sát với chuyên môn, phù hợp với địa điểm, thời gian thực tế để hoạt động thực tế có hiệu quả hơn.

- Khoa, phòng nên lựa chọn thời gian đi thực tế cho khoa học - mỗi năm các khoa đi hai đợt có thể đi 1 đợt đầu năm, 1 đợt cuối năm; tránh thời điểm địa phương, đơn vị bận công việc. Các khoa, phòng tổ chức đi nghiên cứu thực tế đúng thời gian, địa điểm và có chất lượng theo kế hoạch đã được phê duyệt. Kết thúc các khoa, phòng có trách nhiệm báo cáo kết quả nghiên cứu với Ban giám hiệu nhà trường. Trong thời gian giảng viên đi nghiên cứu thực tế ở cơ sở, không phân công lịch giảng dạy. Trong trường hợp cần thiết, Trưởng khoa báo cáo đề xuất lãnh đạo nhà trường quyết định.

- Phòng Đào tạo căn cứ theo kế hoạch tổng thể về mở lớp hàng năm sắp xếp lịch giảng  đảm bảo cho các giảng viên của khoa có đủ thời gian đi nghiên cứu thực tế theo quy định.

- Phòng Nghiên cứu khoa học - TT – TL  tham mưu đề xuất về tổ chức  nghiên cứu thực tế hàng năm của nhà trường. Tổng hợp, báo cáo Ban giám hiệu về việc thực hịện kế hoạch và kết quả nghiên cứu thực tế của các khoa. Tổ chức thẩm định, đánh giá kết quả nghiên cứu thực tế hàng năm của giảng viên.
         - Phải làm tốt công tác liên hệ thực tế, trao đổi trước nội dung mà mình cần nghiên cứu để địa phương có thể chuẩn bị tốt hơn về chương trình báo cáo với giảng viên.

- Tổ chức đi nghiên cứu thực tế theo hình thức kết hợp 2 đơn vị khoa, phòng cùng đi một địa điểm, mỗi năm chúng ta lại thay đổi địa điểm – tránh năm nào cũng phải đi liên hệ ở địa phương ấy dẫn đễn tâm lý e ngại, gây phiền hà cho cơ sở.

- Ban giám đốc nhà trường nên đề xuất với Tỉnh ủy, UBND tỉnh có quy định cụ thể tạo điều kiện cho sự phối kết hợp đi nghiên cứu thực tế hàng năm.

Để nâng cao chất lượng giảng dạy cần nâng cao hoạt động nghiên cứu thực tế của giảng viên, mỗi giảng viên cần nâng cao nhận thức, xác định tư tưởng, trách nhiệm để tổ chức thực hiện hoạt động này một cách khoa học phù hợp với đặc điểm của từng khoa để đạt hiệu quả tốt./.

 

 

(Nguồn: Phòng Khoa học)

Thông tin khác

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
CÔNG TÁC GIẢNG VIÊN CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH TỈNH NAM ĐỊNH
HỌC TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG
GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
XÂY DỰNG VÀ ÁP DỤNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VÀ BÀI TẬP TÌNH HUỐNG PHỤC VỤ GIẢNG DẠY Ở KHOA NHÀ NƯỚC - PHÁP LUẬT
PHƯƠNG PHÁP CHUẨN BỊ BÀI GIẢNG LỊCH SỬ ĐẢNG
TRỰC QUAN HÓA VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC TRONG ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY NÊU VẤN ĐỀ TRONG GIẢNG DẠY MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC-LÊNIN TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH
GIÁO TRÌNH, TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN HỌC TẬP VỚI VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY THEO HƯỚNG TÍCH CỰC TẠI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH TỈNH NAM ĐỊNH
TĂNG CƯỜNG CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH
ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH TỈNH NAM ĐỊNH THEO HƯỚNG TÍCH CỰC
QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC TOÀN DIỆN CHO THANH NIÊN TRONG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SINH HOẠT CHI BỘ KHU DÂN CƯ
TÂM SỰ GIẢNG VIÊN TRẺ
Lịch giảng dạy
Hoạt động tiêu biểu
BithuTinhuy
hoithaocapbo2022
hoithaokllcs
giaoluubongda
camhoa
Trường Chính trị Trường Chinh
Địa chỉ: Số 39 Đường Vị Xuyên - TP.Nam Định
Điện thoại: 0228.3649222 - Fax: 0228.3642530 - Hotline 24/7: 
Website: www.truongchinhtritruongchinhnd.gov.vn - Email: chinhtrinamdinh@gmail.com