Đỗ
Viết Hoà
Phó Giám đốc thường trực
Đối với một trường Chính trị cấp tỉnh, chất lượng đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó chất lượng đội ngũ
giảng viên có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Vì giảng viên là lực lượng
trực tiếp tiếp xúc với học viên và các khâu của quá trình đào tạo; là người trực
tiếp truyền thụ những kiến thức cơ bản về lý luận, thực tiễn của các loại chương
trình đào tạo, bồi dưỡng đến học viên; là cầu nối giữa những tri thức mang tính
lý luận thuần tuý với thực tiễn cuộc sống đang diễn ra phong phú và đa dạng thông
qua học viên để từ đó làm xích lại gần hơn giữa lý luận và thực tiễn; hơn thế nữa
họ còn là cầu nối giữa nhà trường với học viên và xã hội. Không những thế giảng
viên còn là tấm gương, là người thầy mà qua tiếp xúc trên lớp học viên có thể học
tập trau dồi được nhiều tri thức, vốn sống và phương pháp tư duy, tác phong công
tác. Từ đó giúp học viên từng bước hình thành và hoàn thiện năng lực, nhân cách,
phẩm chất đạo đức người cán bộ.Trong những năm qua, do ý thức được vị trí, vai
trò và tầm quan trọng của đội ngũ giảng viên, Đảng uỷ, Ban Giám đốc nhà trường đã
chủ trương và thường xuyên quan tâm tới công tác tuyển chọn, bố trí, đào tạo, bồi
dưỡng giảng viên, coi đây là một trọng tâm công tác trong mọi thời kỳ.
Trước hết,
nhà trường coi trọng và làm tốt công tác chọn, tuyển giảng viên.
Công tác chọn, tuyển giảng viên có ý
nghĩa và vai trò hết sức quan trọng. Vì nếu chọn, tuyển được những giảng viên mà
hội tụ được đầy đủ các yếu tố cơ bản về chuyên môn đào tạo, phẩm chất đạo đức,
hình thể và có kỹ năng sư phạm thì đó là những tiền đề hết sức cơ bản cho tương
lai lâu dài của nhà trường. Vì thế trong mọi thời kỳ nhà trường luôn chú trọng
và thường xuyên đầu tư làm tốt công tác chọn người, đây là việc khó song không
thể không làm. Căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện của giảng viên theo quy chế của
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, từ thực tế và yêu cầu công tác nhà trường
chỉ chọn, tuyển những đồng chí tốt nghiệp đại học hệ chính quy, xếp loại học tập
từ khá trở lên, các chuyên ngành khoa học xã hội nhân văn phù hợp với các khoa
chuyên môn cần tuyển (ưu tiên các đồng chí có bằng thạc sỹ tốt nghiệp loại giỏi
và đã qua thực tế ít nhất 5 năm), có các chứng chỉ tin học, ngoại ngữ (trình độ
B trở lên). Đặc biệt phải có chứng chỉ sư phạm và thực tế chứng tỏ có kỹ năng sư
phạm; có hình thức, thể hình cân đối, không có dị tật và nhất thiết phải trải
qua một kỳ sơ tuyển cấp trường nếu đạt yêu cầu từ khá trở lên thì mới cho hợp đồng
thử việc, thời gian 3 tháng đến 1 năm sau đó mới hoàn chỉnh thủ tục đề nghị cơ
quan có thẩm quyền xét tuyển hoặc thi tuyển theo luật Viên chức.
Thứ hai, cần bố trí đúng việc, đúng người
Chọn người đã khó song bố trí đúng công
việc nhằm phát huy sở trường, thế mạnh của từng đồng chí giảng viên đồng thời đáp
ứng và phù hợp với các yêu cầu của từng khoa chuyên môn lại là vấn đề không đơn
giản. Vì thế bố trí giảng viên sau tuyển dụng là công việc cần được nghiên cứu
thận trọng và có bước đi thích hợp. Về nguyên tắc chung là bố trí phân công công
tác cho giảng viên phải lấy chuyên môn đào tạo làm cơ sở; đồng thời phải tính tới
các yếu tố tâm lý để bố trí sao cho phù hợp với yêu cầu các mặt của từng khoa.
Song cũng không nên quá máy móc trong công tác bố trí cán bộ. Vì môi trường công
tác của một giảng viên là rất quan trọng; môi trường thuận lợi sẽ là mảnh đất tốt
để dung nạp và phát huy năng lực, sở trường của người giảng viên. Thực tế ở trường
cho thấy có những giảng viên không được đào tạo chuyên ngành công tác dân vận
nhưng khi được luân chuyển về công tác tại khoa lại trở thành giảng viên dạy giỏi
cấp trường nhiều năm và được chọn đi thi giảng viên giỏi cấp học viện. Điều đó
chứng tỏ đào tạo, bố trí đúng chuyên ngành là cần thiết song không phải là tất
cả mà kỹ năng sư phạm mới cần được quan tâm. Vì thế một vấn đề đặt ra là khi bố
trí, phân công nhiệm vụ cho giảng viên phải tính đến 3 yếu tố cơ bản: chuyên môn
đào tạo, năng lực sư phạm và môi trường công tác. Trong đó cần chú ý tới yếu tố
năng lực sư phạm, nếu kết hợp được cả 3 yếu tố trong công tác bố trí sử dụng thì
chắc chắn sẽ phát huy được ưu điểm, đồng thời khắc phục được những hạn chế của
người giảng viên.
Thứ ba, thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra
Sau khi chọn đúng người, giao đúng
việc thì công tác kiểm tra có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người quản lý.
Vì thông qua công tác kiểm tra người quản lý có điều kiện phát hiện được những ưu
điểm, hạn chế của từng giảng viên để từ đó có kế hoạch phát huy mặt mạnh, khắc
phục mặt yếu của từng giảng viên. Đồng thời kiểm chứng hiệu quả của công tác
tuyển chọn, bố trí giảng viên của Ban Giám đốc. Nội dung phương thức và kế hoạch
kiểm tra Giám đốc phân công 1 đồng chí Phó Giám đốc - phụ trách công tác giảng
viên chủ động tiến hành. Trong đó tập trung kiểm tra các khâu chủ yếu liên quan
tới quá trình đào tạo như: soạn giáo án, lên lớp, tổ chức quản lý giảng dạy, tư
thế tác phong, thái độ ứng xử… Kết
quả kiểm tra cộng với ý kiến tham gia đóng góp của lãnh đạo các trung tâm bồi dưỡng
chính trị cấp huyện và học viên các lớp; đồng nghiệp và phòng chức năng. Ban Giám
đốc nắm được năng lực thực tế của từng đồng chí giảng viên và thực trạng đội ngũ
giảng viên của nhà trường để từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và phát triển.
Thứ tư, có chính sách thường xuyên quan tâm tới đội ngũ giảng
viên
Trên cơ sở hệ thống chính sách của Đảng
và Nhà nước đối với đội ngũ giảng viên vận dụng vào điều kiện cụ thể của nhà trường.
Một mặt nhà trường triển khai tổ chức thực hiện triệt để những cơ chế chính sách
liên quan tới quyền lợi của giảng viên. Mặt khác trong điều kiện cho phép nhà
trường tạo mọi điều kiện về thời gian, hỗ trợ kinh phí để các đồng chí giảng viên
có điều kiện đi đào tạo nâng cao trình độ; thường xuyên duy trì và đa dạng hoá
các loại hình đào tạo, bồi dưỡng nhằm tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho giảng
viên; định kỳ tổ chức cho giảng viên đi nghiên cứu, tham quan học tập tại một số
địa phương trong nước, lựa chọn những giảng viên có năng lực, phẩm chất đạo đức,
có uy tín, tín nhiệm đề nghị các cấp có thẩm quyền khen thưởng và đưa vào quy
hoạch cán bộ các cấp của nhà trường. Đồng thời bổ nhiệm các đồng chí giảng viên
đủ tiêu chuẩn và điều kiện vào các chức danh lãnh đạo chủ chốt của các khoa
chuyên môn và các phòng chức năng của nhà trường.
Với chủ trương chọn đúng người, giao đúng việc, kiểm
tra thường xuyên và có chính sách quan tâm động viên kịp thời. Trong những năm
qua, trường Chính trị Trường Chinh đã xây dựng được một đội ngũ giảng viên và cán
bộ quản lý thường xuyên đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, có năng lực sư phạm và
trình độ chuyên môn các mặt ngày càng cao; đủ sức nhận và hoàn thành tốt các
nhiệm vụ đặt ra của nhà trường. Đội ngũ giảng viên nhà trường hiện có 39 đồng
chí (nam: 10 đồng chí = 25,6%; nữ: 29 đồng chí = 74,4%), tuổi nghề bình quân:
9,7 năm; 100% tốt nghiệp đại học; 14 đồng chí có bằng thạc sỹ; 3 đồng chí đang
học nghiên cứu sinh; 3 đồng chí đang học cao học; 25 đồng chí có trình độ cử nhân
và cao cấp lý luận chính trị. Riêng năm (2013-2014), nhà trường đã làm quy trình
bổ nhiệm 4 đồng chí trưởng khoa, phòng; 7 đồng chí phó khoa, phòng (trong đó có
10/11 đồng chí là giảng viên các khoa); 3 đồng chí được Đảng, Nhà nước tặng Huân
chương Lao động Hạng Ba; 5 đồng chí được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
Hàng năm trên 30% giảng viên đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở; 50% giảng
viên đạt danh hiệu giảng viên dạy giỏi cấp trường.
Có thể khẳng định chất lượng nguồn lực
giảng viên của trường Chính trị Trường Chinh tỉnh Nam Định hiện nay là điều kiện
tiên quyết để nhà trường vượt lên mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc những nhiệm
vụ đặt ra. Trong những năm tới xây dựng nhà trường ngày càng phát triển, xứng đáng
với trường Chính trị mang tên cố Tổng Bí thư Trường Chinh./. |