Cao Thị Hà - Ths. Phó Trưởng
khoa NN&PL
Ngày 20/11/2014, Quốc
hội nước CHXHCN Việt Nam
khóa XIII kỳ họp thứ 8 đã thông qua Luật Hộ tịch. Luật Hộ tịch gồm 7 chương và
77 điều. Luật quy định nguyên tắc, nội dung, thẩm quyền, thủ tục đăng ký hộ
tịch; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong đăng ký hộ tịch; sổ bộ hộ
tịch, sổ hộ tịch cá nhân, cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử; trách nhiệm của các cơ
quan nhà nước trong quản lý hộ tịch. Theo đó Luật quy định nhiều điểm mới liên
quan đến lĩnh vực hộ tịch so với các văn bản pháp lý hiện hành đang điều chỉnh
về lĩnh vực hộ tịch như Nghị định 158/2005/NĐ-CP quy định về hộ tịch và
Nghị định 06/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung NĐ 158/2005/NĐ-CP. Trách nhiệm quản lý
công tác hộ tịch mà Luật hộ tịch 2014 quy định, theo phân cấp có vai trò của cơ
quan tư pháp cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Quan tâm tới cấp xã và thẩm quyền
giải quyết lĩnh vực hộ tịch ở xã, trong tham luận này tôi phân tích làm rõ: “Những
nhiệm vụ đặt ra cho công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã theo quy định trong Luật
Hộ tịch 2014”
1. Luật
hộ tịch 2014 chính thức xác định rõ nhiệm vụ của công chức tư pháp - hộ tịch
trên lĩnh vực hộ tịch
Ngày
30/10/2012, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 06/2012/TT-BNV hướng dẫn về chức
trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị
trấn. Tại điều 8, Thông
tư này đã quy định rõ nhiệm
vụ của công chức Tư
pháp - hộ tịch
Một là, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong lĩnh vực tư pháp và hộ tịch trên địa bàn theo
quy định của pháp luật.
Hai là trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ sau:
1
Phổ biến, giáo dục pháp luật; quản
lý tủ sách pháp luật, tổ chức phục vụ nhân dân nghiên cứu pháp luật và tổ chức lấy ý
kiến nhân dân trên địa bàn cấp xã trong việc tham gia xây dựng pháp luật;
2 Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo cơ
quan có thẩm quyền xem xét, quyết định; tham gia công tác thi hành án dân sự trên địa bàn cấp xã;
3 Thực hiện nhiệm vụ công tác tư pháp, hộ tịch, chứng thực, chứng nhận và theo dõi về quốc tịch
trên địa bàn cấp xã theo quy định của pháp luật; phối hợp với công chức Văn hóa - xã hội hướng dẫn xây dựng
hương ước, quy ước ở thôn, tổ dân phố và công tác giáo dục tại địa bàn cấp xã;
4 Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở.
Ba là thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của
pháp luật chuyên ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.
Theo quy định này, công chức tư pháp – hộ tịch phải có nhiệm
vụ thực hiện 2 mảng lĩnh vực là tư pháp và hộ tịch. Nhưng trong Thông tư tư số
06/2012/TT-BNV được xác định là văn bản hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ
thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn này chỉ quy định
những nhiệm vụ liên quan đến lĩnh vực tư pháp. Nhiệm vụ của công chức này trên
lĩnh vực hộ tịch chủ yếu được quy định tại Nghị định số 158/2005/NĐ-CP quy định
về hộ tịch và Nghị định số 06/2012/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 158/2005/NĐ-CP.
Tuy nhiên quá trình triển khai Nghị định này, cho thấy Nghị định chưa quy định
đầy đủ, rõ ràng các nhiệm vụ của công chức Tư pháp – hộ tịch trên lĩnh vực hộ
tịch, chưa phân cấp rõ nhiệm vụ quản lý hộ tịch, việc quản lý những thông tin
về hộ tịch của công dân còn sơ sài, thủ công, thiếu tính hệ thống, chưa chuyên
nghiệp. Mỗi việc hộ tịch như sinh, kết hôn, tử, nuôi con nuôi, giám
hộ…được đăng ký vào một sổ riêng (Sổ đăng ký khai sinh, Sổ đăng ký kết hôn, Sổ
đăng ký tử, Sổ đăng ký việc nuôi…). Nhưng việc vào Sổ trên giấy này nếu
không bảo quản tốt, dù nhiều địa phương đã bố trí kệ sắt, tủ, phòng riêng để lưu trữ thì việc thất lạc những thông tin quan trọng của công dân hoặc
khi cần cung cấp lại cho họ sẽ là công việc khó khăn.
Tất cả những hạn chế này đã được Luật hộ tịch 2014 khắc phục.
Luật xác định rõ những nhiệm vụ cụ thể cho công chức Tư pháp - hộ tịch. Luật còn chỉ rõ việc xây dựng cơ sở dữ liệu hộ tịch quốc gia, cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử. Mọi thông tin hộ tịch của cá nhân được lưu giữ trên Cơ sở dữ liệu hộ tịch
điện tử (song song với cơ sở dữ liệu giấy), đồng thời kết nối với Cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư. Các Bộ, ngành, địa phương có thể lấy thông tin cá nhân từ
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.
Cơ sở dữ liệu hộ tịch được đánh giá là tài sản quốc
gia, lưu giữ toàn bộ thông tin hộ tịch của mọi cá nhân, làm cơ sở để bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, phục vụ yêu cầu tra cứu thông tin, quản
lý, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điều
này cũng đã đáp ứng yêu cầu về hiện đại hóa nền hành chính nhà nước trong giai
đoạn hiện nay. Công chức tư pháp – hộ tịch có
trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký hộ tịch kịp thời, chính xác,
khách quan, trung thực; cập nhật đầy đủ các sự kiện hộ tịch của công dân vào Cơ
sở dữ liệu hộ tịch quốc gia và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
2. Một số nhiệm vụ cụ thể của công chức tư
pháp – hộ tịch cấp xã theo quy định của Luật hộ tịch 2014
Điều 73, Luật Hộ tịch 2014 quy định rõ nhiệm vụ,
quyền hạn của công chức tư pháp - hộ tịch cấp xã
Một là tuân thủ quy định của Luật Hộ tịch và
các quy định khác của pháp luật có liên quan về hộ tịch;
Hai là chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân
dân cấp xã và pháp luật về việc đăng ký hộ tịch;
Ba là tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân
dân chấp hành các quy định của pháp luật về hộ tịch;
Bốn là giúp Ủy ban nhân dân cấp xã đăng ký
hộ tịch kịp thời, chính xác, khách quan, trung thực; cập nhật đầy đủ các sự
kiện hộ tịch đã được đăng ký vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử;
Năm là chủ động kiểm tra, rà soát để đăng ký
kịp thời việc sinh, tử phát sinh trên địa bàn.
Đối
với địa bàn dân cư không tập trung, điều kiện đi lại khó khăn, cách xa trụ sở
Ủy ban nhân dân cấp xã, công chức tư pháp - hộ tịch báo cáo Ủy ban nhân dân cấp
xã cho tổ chức đăng ký lưu động đối với việc khai sinh, kết hôn, khai tử;
Sáu là tường xuyên trau dồi kiến thức pháp
luật để nâng cao năng lực và nghiệp vụ đăng ký hộ tịch; tham gia các lớp bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ do Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan tư pháp cấp trên tổ
chức;
Bảy là chủ động báo cáo, đề xuất Ủy ban nhân
dân cùng cấp phối hợp với cơ quan, tổ chức kiểm tra, xác minh về thông tin hộ
tịch; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin để xác minh khi đăng
ký hộ tịch; phối hợp với cơ quan Công an cùng cấp cung cấp thông tin hộ tịch cơ
bản của cá nhân cho Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bên cạnh đó, tại Điều 74 quy định rõ những việc công chức tư pháp – hộ tịch không được làm
như cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, trì hoãn, gây khó khăn, phiền hà,
nhận hối lộ khi đăng ký, quản lý hộ tịch; thu lệ phí hộ tịch cao hơn mức quy
định hoặc đặt ra các khoản thu khi đăng ký hộ tịch; đặt ra thủ tục, giấy tờ, cố
ý kéo dài thời hạn giải quyết đăng ký hộ tịch; tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch
nội dung thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch; đăng ký, cấp giấy tờ về hộ tịch
trái quy định của Luật này; tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật cá nhân mà biết
được qua đăng ký hộ tịch.
Như
vậy với việc xác định cụ thể những nhiệm vụ cụ thể cho công chức Tư pháp – hộ
tịch trên lĩnh vực hộ tịch, Luật Hộ tịch 2014 tạo hành lang pháp lý quan trọng
giúp xác định rõ vị trí việc làm của công chức này.
3. Một số đề nghị để công chức Tư pháp –
hộ tịch thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trên lĩnh vực hộ tịch
Để
công chức Tư pháp – hộ tịch thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, nhất là khi những
nhiệm vụ cụ thể của công chức được quy định
Một là cần sớm ban hành xây dựng văn
bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật Hộ tịch, bao gồm cả các Nghị định
và Thông tư hướng dẫn. Tốt nhất là vào thời điểm Luật có hiệu lực thì các văn
bản này cũng đã được ban hành đầy đủ để thuận lợi trong việc áp dụng thống nhất
Hai là với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cần
tiến hành rà soát để kiện toàn đội ngũ cán bộ hộ tịch cấp cơ sở trong
bối cảnh Luật Hộ tịch mới đã có sự thay đổi về thẩm quyền đăng ký hộ tịch Qua công tác rà soát sẽ có đánh giá đối với
đội ngũ cán bộ tư pháp, để có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ. Bởi,
theo quy định của Luật Hộ tịch, đến hết năm 2019, tư pháp xã bắt buộc phải có
trình độ trung cấp luật (tư pháp huyện phải là Đại học luật). Đây là công việc
đồ sộ liên quan đến nhiều ngành, do đó phải triển khai ngay trong năm 2015
Luật đã cho phép có 4 năm để chuẩn hóa đội ngũ cán
bộ hộ tịch nói chung trong đó có công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã
Ba
là hiện tại Nhà nước ta chưa có văn bản nào quy định chức danh hộ
tịch chuyên trách mà chỉ có chức danh công chức Tư pháp - hộ tịch. Thực tế, do
sự quá tải về công tác Tư pháp và công tác Hộ tịch nên nhiều địa phương đã vận
dụng bố trí 2 công chức Tư pháp - Hộ tịch, trong đó một công chức chuyên làm
công tác Tư pháp, một công chức chuyên làm công tác Hộ tịch. Qua tìm hiểu mới
có khoảng 57% số công chức Tư pháp - Hộ
tịch chỉ làm hộ tịch. Ở Nam Định hiện chỉ có 20 phường trên địa bàn thành phố
là bố trí sắp xếp cán bộ như vậy. Cần phải nghiên cứu kỹ vấn đề này để giảm tải
công việc cho công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã.
Việc tuyển
dụng mới công chức tư pháp – hộ tịch nhất thiết phải đủ các tiêu chuẩn như luật
quy định chứ không nên tuyển dụng xong rồi về đào tạo, bồi dưỡng như hiện nay.
Bốn là, bản thân chính công chức tư pháp – hộ tịch
cấp xã cần nhận thức đầy đủ trách nhiệm của mình để tự hoàn thiện các kỹ năng
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Công chức cần chú ý việc tự đào tạo, bồi dưỡng kỹ
năng nghiệp vụ chuyên môn, nắm chắc các kiến thức pháp luật đặc biệt là quy
trình giải quyết các vấn đề hộ tịch, có kỹ năng thuần thục trong sử dụng máy
tính để kịp thời cập nhật đưa các dữ liệu hộ tịch của công dân lên hệ thống Cơ sở dữ liệu hộ tịch quốc gia,
Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử
Có thể nói Luật Hộ tịch năm 2014 quy định khá đầy đủ chi tiết về lĩnh vực hộ tịch, trong đó
gắn trách nhiệm trực tiếp cho UBND xã và công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã.
Thực tế một văn bản Luật điều chỉnh chủ yếu về hoạt động của một công chức cấp
xã là không nhiều. Với vị trí quan trọng của một vấn đề được Luật này điều
chỉnh, công chức tư pháp – hộ tịch cấp xã cần nhận thức rõ trách nhiệm vị trí
đó của mình để chủ động thực hiện. Quá trình tác nghiệp kể từ khi Luật có hiệu
lực rất cần sự hỗ trợ, tạo điều kiện của nhiều cơ quan liên quan./.
|