Vũ Ngọc Hoàng - Trưởng khoa
Lý luận Mác-LêNin, TT HCM Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc vĩ
đại, nhà văn hóa lớn của dân tộc ta và nhân loại, đã để lại cho chúng ta một di
sản tinh thần vô giá, một hệ thống tư tưởng về nhiều mặt. Trong đó tư tưởng về
xây dựng Nhà nước thực sự của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân là tư tưởng
nổi bật, có giá trị trường tồn với quá trình phát triển của dân tộc ta và của
toàn nhân loại. Đó là tư tưởng xuyên suốt và nhất quán trong tư duy lý luận và
hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh, đã trở thành chiến lược cách mạng của Đảng
ta, gắn liền với những thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Với cương vị là lãnh tụ
tối cao của Đảng, của Nhà nước, là người đứng đầu nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa trong suốt 24 năm liền Người đã đặt nền móng và có những cống hiến to lớn
trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân
dân. Xuất phất từ thực tiễn Việt Nam - một đất nước thuộc địa nửa
phong kiến, tất cả mọi quyền lợi của con người, của dân tộc đều bị tước bỏ.
Chứng kiến cuộc sống lầm than của người dân, sự bóc lột tàn bạo của chế độ thực
dân với đồng bào của mình nên Người đã nung nấu cho mình một chí hướng cứu
nước, con đường giải phóng dân tộc để từ đó tìm tòi, xây dựng một mô hình nhà
nước thực sự của dân, do dân làm chủ, vì quyền lợi của nhân dân. Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã
có điều kiện được khảo sát các mô hình nhà nước khác nhau trong lịch sử loài
người. Từ nhà nước phong
kiến đến nhà nước vô sản ở nước Nga. Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận để nhà nước thực sự của
dân, do dân và vì dân phải xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam. Và theo Hồ
Chí Minh, một nhà nước pháp quyền trước hết phải là nhà nước hợp pháp, hợp hiến
được nhân dân tổ chức xây dựng nên thông qua tuyển cử và hoạt động theo các
nguyên tắc của Hiến pháp. Đó là nhà nước có hiệu lực mạnh mẽ được cai trị bằng
pháp luật và phải làm cho pháp luật có hiệu lực trên thực tế. Trong một nhà
nước dân chủ, dân chủ và pháp luật luôn đi đôi với nhau, nương tựa vào nhau mới
đảm bảo cho chính quyền trở nên mạnh mẽ. Không thể có dân chủ ngoài pháp luật,
pháp luật là bà đỡ của dân chủ. Mọi quyền dân chủ của người dân phải được thể
chế hóa bằng hiến pháp và pháp luật, ngược lại hệ thống pháp luật phải đảm bảo
cho quyền tự do, dân chủ của người dân được tôn trọng trong thực tế. Đó là sự
thể hiện nghiêm minh giữa thưởng, phạt; những điều nên làm và những điều không
nên làm mà Người đã căn dặn rất tỉ mỉ đối với từng đối tượng cán bộ nhà nước… Điểm đặc sắc nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà
nước pháp quyền đó là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa “đức trị” và “pháp trị”. Đó
là nhà nước nhấn mạnh vai trò của pháp luật đồng thời đề cao vấn đề giáo dục
đạo đức. Bởi đạo đức và pháp luật là hai hình thái ý thức xã hội, thuộc hai
lĩnh vực khác nhau nhưng lại kết hợp bổ sung cho nhau. Từ tư tưởng của Hồ Chí Minh về Nhà nước pháp quyền. Đảng
ta đã vận dụng vào xây dựng Nhà nước pháp quyền như sau: Ngay sau ngày giành được chính quyền về
tay nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã chủ trương xây dựng Hiến pháp,
biểu hiện đầu tiên của một Nhà nước pháp quyền. Hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp
dân chủ đầu tiên của nước Việt Nam mới, phù hợp với giai đoạn cách mạng dân tộc
dân chủ nhân dân của nước ta, là một mốc son quan trọng đánh dấu quá trình bắt
đầu xây dựng một Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Đặc biệt, từ sau khi đất nước ta tiến hành công cuộc đổi mới toàn
diện (1986), tư tưởng, quan điểm của Đảng về Nhà nước pháp quyền đã được phát
triển ngày càng toàn diện, ở một tầm cao mới. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VI (1986) “Nhà nước pháp quyền” chưa được đề cập đến
trong các văn kiện chính thức của Đảng, nhưng những tư tưởng, nội dung của Nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam hiện nay chịu sự chi phối bởi những kết quả cụ
thể của công cuộc đổi mới đất nước từ những năm này. Đại hội VII (1991) nhận thức về Nhà nước pháp quyền đã thể hiện một bước phát triển
mới khi đã đề cập đến những nội dung thể hiện được các đặc trưng, yêu cầu của
việc xây dựng Nhà nước pháp quyền. Trong
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) và
đến năm 1994, tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, lần đầu tiên Đảng ta chính thức
sử dụng thuật ngữ “Nhà nước pháp quyền”. Đại hội VIII (1996) tiếp tục khẳng định quan điểm về xây dựng Nhà nước pháp quyền tại Nghị
quyết số 08-NQ/HNTW ngày 23/1/1995 của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá VII. Có thể nói rằng, Đảng ta đã đưa ra quan điểm xây dựng Nhà
nước pháp quyền như một quan điểm chủ đạo, có tính chất bao trùm, chi phối toàn
bộ nội dung về đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước. Đại hội IX (2001) tiếp tục đánh dấu bước pháp triển mới và toàn diện hơn của Đảng
trong quan điểm về xây dựng Nhà nước pháp quyền. Văn kiện Đại hội khẳng định “Nhà nước ta là công cụ chủ yếu
để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, là Nhà nước pháp quyền của dân, do
dân, vì dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ,
công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật”. Như vậy, đến Đại hội IX, nhận
thức về Nhà nước pháp quyền của Đảng ta được phát triển lên một tầm cao mới có
tính đột phá về tư duy lý luận, phù hợp với thực tiễn nước ta. Đến lúc này, “Nhà nước pháp quyền, xét về cơ
sở nhận thức và cơ sở thực tiễn, đã có chỗ đứng ở Việt Nam”. Đại hội lần thứ X (2006), Đảng đã tổng kết một trong những bài học lớn qua thực tiễn 20 năm
đổi mới là: “Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của Nhân dân, do Nhân
dân, vì Nhân dân là yêu cầu bức thiết của xã hội”. Đến Đại hội thứ XI (2011), Đảng ta tiếp tục khẳng định
các quan điểm về xây dựng “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân,
do Nhân dân, vì Nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo”, đó là: 1- Xây dựng nhà nước XHCN của dân, do dân và vì dân,
lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm
nền tảng do Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo. Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã
hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân
dân. 2- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công
và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp. Đây vừa là một quan điểm chỉ đạo vừa là một nguyên tắc
quan trọng cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta. 3- Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước: Đây là quan điểm chỉ đạo, vừa là nguyên
tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ta. 4- Tăng cường pháp chế XHCN, quản lý xã hội bằng pháp
luật, đồng thời coi trọng giáo dục nâng cao đạo đức trong xã hội. 5- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp
xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN. Như vậy: từ những quan điểm khẳng định ở trên. Để xây dựng Nhà
nước pháp quyền trong tình hình hiện nay đòi hỏi chúng ta phải cần tập trung
vào giải quyết một số vấn đề sau: Một là, nâng cao nhận thức về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam
trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. Hai là, tiến hành cải cách đồng bộ tổ chức và hoạt động của
bộ máy nhà nước trên cả ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, lấy cải
cách hành chính làm trọng tâm. Ba là, xây dựng đội ngũ công chức trong sạch, có năng lực
đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới Thứ tư, xây dựng cơ chế, biện pháp kiểm tra, kiểm soát, ngăn
ngừa và trừng trị tệ quan liêu, tham nhũng lộng hành trong cơ quan nhà nước và
xâm hại quyền làm chủ của nhân dân. Thứ năm, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung - dân chủ
trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước. Tóm
lại: Trải qua 70 năm từ khi thành lập nước, việc xây
dựng Nhà nước pháp quyền của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân ở Việt Nam đã
đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng
dân tộc và xây dựng xã hội mới. Bên cạnh đó, hiện nay, việc xây dựng Nhà nước
vẫn chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế và quản lý đất nước, với những
biểu hiện như: chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức chưa thực sự đáp ứng yêu
cầu thực tiễn cả về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức; năng lực xây dựng
thể chế, quản lý, điều hành, tổ chức thực thi pháp luật còn yếu; việc cải cách
hành chính, nhất là thủ tục hành chính, việc cải cách tư pháp còn chậm, chưa
đạt hiệu quả; tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí vẫn còn nghiêm trọng…/. |