banerchinh-ngay14-3-2021
Nhiệt liệt chào mừng 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890-19/5/2025)!
Hỗ trợ trực tuyến
Hội thảo khoa học

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Mục tiêu của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 là: Đến năm 2020 xây dựng được một nền hành chính phục vụ trong sạch, minh bạch, chuyên nghiệp, hiện đại và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội...

                                    Lê Thị Như Hoa - Trưởng phòng Đào tạo

 Mục tiêu của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 là: Đến năm 2020 xây dựng được một nền hành chính phục vụ trong sạch, minh bạch, chuyên nghiệp, hiện đại và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội. Trọng tâm của cải cách hành chính là cải cách chế độ công vụ, công chức và nâng cao chất lượng dịch vụ do cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp dịch vụ công cung cấp. Để thực hiện được chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước đòi hỏi phải xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và cơ cấu. Yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền và đảm bảo để bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả càng đòi hỏi phải xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tinh thông về chuyên môn, nghiệp vụ, có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 đã khẳng định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất tốt, tận tuỵ phục vụ nhân dân, có tính chuyên nghiệp cao” là một giải pháp quan trọng nhằm hoàn thiện bộ máy nhà nước, tạo bước chuyển biến mạnh về cải cách hành chính.

            Cán bộ, công chức có vai trò rất quan trọng trong việc hoạch định và thực hiện chính sách cho cơ quan, tổ chức. Họ trực tiếp thực thi các chính sách, kế hoạch của cơ quan, tổ chức; các mục tiêu quốc gia. Họ thực hiện các giao tiếp (trao đổi, tiếp nhận thông tin,...) giữa các cơ quan nhà nước với nhau, với các doanh nghiệp và công dân. Muốn thế, đội ngũ cán bộ, công chức phải được quan tâm đào tạo, bồi dưỡng về năng lực công tác, tinh thần trách nhiệm và ý thức phục vụ nhân dân. Việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là một nội dung quan trọng của chương trình tổng thể cải cách hành chính. 

Việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức nhằm thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia, đồng thời tạo ra đội ngũ cán bộ, công chức vừa làm việc trên các lĩnh vực theo nguyên tắc thị trường vừa phải biết quyết định các vấn đề trên cơ sở hệ thống quyền lực mà nhân dân giao cho. Đào tạo và bồi dưỡng theo nguyên tắc chức nghiệp hay chế độ việc làm đều nhằm đi đến kết quả cuối cùng là tạo ra được đội ngũ cán bộ, công chức thực sự có năng lực, biết giải quyết các vấn đề được giao trên nguyên tắc kết quả, hiệu quả và chất lượng. Do đó, việc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức có ý nghĩa rất quan trọng.

            Trong thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức đã được chú trọng, bước đầu đạt được những kết quả khả quan. Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng nâng lên nhờ được đào tạo, bồi dưỡng cả về trình độ chuyên môn, kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm công tác và năng lực thực thi công vụ. Đại bộ phận cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của thời kỳ đổi mới; số công chức trẻ có trình độ được tuyển chọn ngày một tăng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của một nền hành chính hiện đại.

Tuy vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng thời gian qua còn lúng túng nhất là trong công tác quy hoạch, công tác đào tạo lại; chưa xây dựng được chương trình đào tạo công chức một cách khoa học, lâu dài; chưa có kế hoạch toàn diện; thiếu chủ động đào tạo mới, đào tạo lại số công chức đã qua đào tạo nên chưa đáp ứng được yêu cầu công việc; chưa xây dựng được kế hoạch đào tạo cho từng loại công chức trong từng năm. Đào tạo chưa thật sự gắn với quy hoạch, chưa gắn với đầu ra, thậm chí còn tình trạng tự phát, dàn đều. Vì vậy, còn tình trạng công chức phải học qua nhiều khoá đào tạo, tốn nhiều thời gian, kinh phí nhưng vẫn thiếu kiến thức chuyên môn và kỹ năng cần thiết cho công việc. Hệ thống đào tạo còn nhiều bất cập cả về quy mô, nội dung, phương pháp và nhất là về chất lượng chưa đáp ứng kịp những nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao đối với cán bộ, công chức. Nội dung đào tạo còn dàn trải, chương trình còn nặng về lý thuyết, thiếu tính thực tiễn, kỹ năng thực hành không nhiều; phương pháp đào tạo theo kiểu truyền thống vẫn còn phổ biến, kinh nghiệm truyền đạt của giảng viên hạn chế dẫn đến người học nhàm chán. Đó là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong những năm qua chưa hiệu quả.

Để xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính trong giai đoạn hiện nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cần được đổi mới theo những phương hướng sau:

Một là, cần xác định nhu cầu đào tạo, gắn kết đào tạo với sử dụng. Một vấn đề quan trọng để cải tiến công tác đào tạo, bồi dưỡng là phải đổi mới tư duy, quan điểm cũng như cách tiếp cận. Đào tạo, bồi dưỡng không thể tách rời mà phải gắn với việc sử dụng cán bộ, công  chức. Nghĩa là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, tránh đào tạo, bồi dưỡng sai địa chỉ, không đúng mục đích, đào tạo tràn lan, thiếu định hướng rõ ràng. Xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng là một khâu quan trọng trong cả quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Để tránh lãng phí trong đào tạo, cần tiến hành điều tra tổng thể trình độ và nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng. Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức là "khoảng trống" giữa cái "thực trạng" và cái "yêu cầu". Vấn đề đặt ra cho khoá đào tạo, bồi dưỡng là "lấp" được "khoảng trống" đó. Để xác định được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng thì phải  đánh giá được thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức. Bởi vì đánh giá đúng "thực trạng", mới xác định đúng "nhu cầu" đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

Hai là, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng theo nhu cầu đã được xác định. Sau khi đã xác định được nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo vị trí việc làm, cần tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và dài hạn, đảm bảo tính cụ thể và thiết thực. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cần phải rõ ràng về mục tiêu, phải cụ thể, đo lường được, đảm bảo tính khả thi và có thời hạn cụ thể. Việc đào tạo, bồi dưỡng phải có trọng tâm, trọng điểm, đúng yêu cầu, đúng đối tượng, tránh lãng phí trong đào tạo.

Ba là, đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức hiện nay vẫn còn nặng về lý thuyết, chưa quan tâm nhiều đến kỹ năng; còn hiện tượng trùng lặp nội dung ở một số môn học đối với từng ngạch, bậc. Vì thế, cần phải lựa chọn kỹ lưỡng các nhóm kiến thức, mức độ, phạm vi cho thật phù hợp với từng loại đối tượng. Thực hiện đào tạo cơ bản và bồi dưỡng theo chức danh; bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ; bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới; bồi dưỡng lý luận chính trị, quản lý nhà nước để thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ, công chức.

Bốn là, đổi mới phương pháp giảng dạy. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm, tăng cường đối thoại, hướng dẫn bài tập xử lý tình huống, thực hành lãnh đạo, quản lý nhằm trang bị cho cán bộ, công chức vừa nắm được lý luận cơ bản, vừa nắm vững kỹ năng thực hành.

Năm là, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, từng bước xây dựng cơ sở đào tạo theo mô hình chuẩn về cơ sở vật chất.

Với chức năng, nhiệm vụ là một cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của tỉnh Nam Định, những năm qua công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của trường Chính trị Trường Chinh không nằm ngoài thực trạng chung của cả nước. Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu thực tiễn, từng bước tiến tới chuyên nghiệp, hiện đại, có năng lực thực thi công vụ, tận tụy phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước, phục vụ nhân dân, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao và phải thực hiện đồng bộ các phương hướng đã đề cập ở trên là yêu cầu đặt ra đối với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, trong đó có trường Chính trị Trường Chinh tỉnh Nam Định./.


(Nguồn: Phòng Khoa học - Ngày 04/9/2015)

Thông tin khác

VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG QUÁ TRÌNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
XÂY DỰNG BỘ MÁY CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG, NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
NHỮNG QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT XHCN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
NỘI DUNG TÓM TẮT VÀ MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN (Luật số 85/2015/QH13)
XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN DÂN, VÌ NHÂN DÂN TƯ DUY CỦA ĐẢNG TA
Lịch giảng dạy
Hoạt động tiêu biểu
BithuTinhuy
hoithaocapbo2022
hoithaokllcs
giaoluubongda
camhoa
Trường Chính trị Trường Chinh
Địa chỉ: Số 39 Đường Vị Xuyên - TP.Nam Định
Điện thoại: 0228.3649222 - Fax: 0228.3642530 - Hotline 24/7: 
Website: www.truongchinhtritruongchinhnd.gov.vn - Email: chinhtrinamdinh@gmail.com