Trần Văn Chính - Phó Giám đốc Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên
CNXH (Bổ sung, phát triển năm 2011) thông qua tại Đại hội XI khẳng định “Nhà
nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, do Đảng Cộng
sản Việt Nam
lãnh đạo”. Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng nhiều hình thức khác
nhau, hình thức cơ bản nhất là nhân dân thông qua bầu cử lập ra các cơ quan đại
diện quyền lực của mình. Nói về vai trò của bầu cử. Liên minh Nghị viện thế giới
khẳng định: “Yếu tố then chốt của một nền
dân chủ là một chế độ bầu cử tự do và trung thực”.
Jame A. Baker, một chuyên gia nghiên cứu về chế độ bầu cử đã viết: “Bầu cử tự do và công bằng là trái tim của
dân chủ”. Có thể nói rằng, bầu cử tự do, công bằng là nền tảng của của một
Nhà nước tự do dân chủ, vì vậy tất cả các quốc gia tiến bộ trên thế giới đều xây
dựng chế độ tuyển cử tự do để bầu Nghị viện và các Hội đồng địa phương. Ở nước
ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Tổng
tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài có
đức để gánh vác công việc nước nhà. Trong cuộc tổng tuyển cử, hễ là những người
muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền
đi bầu cử, không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng
phái…hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó. Vì lẽ đó cho nên tổng
tuyển cử tức là tự do, bình đẳng, tức là dân chủ, đoàn kết”. Để phục vụ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIV và bầu
cử đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) nhiệm kỳ 2016-2021 sẽ diễn ra vào năm 2016,
ngày 25/6/2015 tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XIII đã thông qua Luật bầu cử đại
biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, có hiệu lực từ ngày 01/9/2015. Để cuộc bầu cử đại
biểu Quốc hội Khoá XIV và bầu cử đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2016-2021 thành công tốt
đẹp góp phần quan trọng cho việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
XHCN, việc nghiên cứu nội dung của Luật, đặc biệt là các điểm mới của Luật bầu
cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND ban hành năm 2015 là rất cần thiết và có ý
nghĩa quan trọng. Luật bầu cử đại biểu Quốc hội đầu tiên (1960), đến nay
đã được Quốc hội sửa đổi 7 lần (1964, 1980, 1992, 1997, 2001, 2010 và 2015). Luật
bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND lần này (2015) đã kế thừa và phát triển
các quy định trong các luật bầu cử hiện hành; đồng thời, sửa đổi, bổ sung theo
yêu cầu của Hiến pháp mới, khắc phục những hạn chế, bất cập liên quan đến quy
trình, thủ tục trong bầu cử; pháp điển hoá một số nội dung trong hướng dẫn của
Uỷ ban thường vụ Quốc hội về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.
Luật gồm 10 chương với 98 điều. Chương I từ Điều 1 đến Điều 6 quy định về nguyên tắc bầu cử;
tuổi bầu cử và tuổi ứng cử; tiêu chuẩn của người ứng cử; trách nhiệm của cơ
quan, tổ chức trong công tác bầu cử; ngày bầu cử; kinh phí tổ chức bầu cử. Điểm mới trong Luật này là trao thẩm quyền quyết định
ngày bầu cử; quyết định việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong thời gian
giữa nhiệm kỳ; quyết định thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia cho Quốc hội thay
vì do Uỷ ban thường vụ Quốc hội thực hiện như trước đây. Ngày bầu cử công bố chậm
nhất là 115 ngày trước ngày bầu cử (Luật cũ là 105 ngày). Chương II từ Điều 7 đến Điều 11 quy định về dự kiến cơ cấu, thành
phần và phân bổ đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND; đơn vị bầu cử và khu vực bỏ
phiếu. Điểm mới trong Luật lần này là số lượng người dân tộc
thiểu số được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội
dự kiến trên cơ sở đề nghị của Hội đồng dân tộc của Quốc hội, bảo đảm có ít nhất
18% tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội
là người dân tộc thiểu số. Số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc
hội do Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến trên cơ sở đề nghị của Đoàn Chủ tịch
Ban Chấp hành Trung ương Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, bảo đảm có ít nhất 35%
tổng số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội là
phụ nữ. Cùng với đó, Thường trực HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp
xã dự kiến cơ cấu, thành phần, phân bổ số lượng người được giới thiệu để ứng cử
đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong đó bảo đảm có ít nhất 35% tổng
số người trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND là phụ nữ;
số người ứng cử là người dân tộc thiểu số được xác định phù hợp với tình hình cụ
thể của từng địa phương. Chương III từ Điều 12 đến Điều 28 quy định về Hội đồng bầu cử quốc
gia và các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương. Hội đồng bầu cử quốc gia là một thiết chế hiến định mới
trong Hiến pháp 2013. Hội đồng bầu cử quốc gia do Quốc hội thành lập (Luật cũ gọi
là Hội đồng bầu cử ở Trung ương do Uỷ ban thường vụ Quốc hội thành lập) có nhiệm
vụ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo, hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu
HĐND các cấp. Luật quy định cụ thể ba nhóm nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu
cử quốc gia: nhiệm vụ, quyền hạn chung của Hội đồng bầu cử quốc gia đối với công
tác bầu cử; nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu cử quốc gia đối với bầu cử đại
biểu Quốc hội, trong đó có nhiệm vụ trình Quốc hội kết quả xác nhận tư cách đại
biểu Quốc hội được bầu và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng bầu cử quốc gia đối
với bầu cử đại biểu HĐND các cấp. Chương này cũng quy định về cơ cấu, tổ chức,
nguyên tắc hoạt động của Hội đồng bầu cử quốc gia; nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ
tịch, Phó Chủ tịch, các uỷ viên và bộ máy giúp việc của Hội đồng bầu cử quốc
gia; quy định về cách thức thành lập, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động
của các tổ chức phụ trách bầu cử và thời điểm kết thúc nhiệm vụ của các tổ chức
phụ trách bầu cử ở địa phương. Chương IV từ Điều 29 đến Điều 34 quy định về danh sách cử tri: nguyên tắc lập danh sách cử tri; những
trường hợp không được ghi tên, xoá tên hoặc bổ sung tên vào danh sách cử tri;
thẩm quyền lập danh sách cử tri; niêm yết danh sách cử tri; khiếu nại về danh sách
cử tri và việc bỏ phiếu ở nơi khác. Điểm mới là mở rộng cử tri là người đang bị tạm giam,
tạm giữ, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở
cai nghiện bắt buộc được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội
và đại biểu HĐND cấp tỉnh nơi người đó đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành
biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Chương V từ Điều 35 đến Điều 61 chia làm 4 mục: ứng cử; hiệp thương,
giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội và điều chỉnh cơ cấu, thành phần, số
lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội; hiệp thương, giới thiệu
người ứng cử đại biểu HĐND và điều chỉnh cơ cấu, thành phần, số lượng đại biểu
HĐND và mục về danh sách những người ứng cử. Chương VI từ Điều 62 đến Điều 68 quy định về tuyên truyền, vận động
bầu cử: trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong chỉ đạo công tác thông tin, tuyên
truyền, vận động bầu cử; nguyên tắc vận động bầu cử; thời gian tiến hành vận động
bầu cử; hình thức vận động bầu cử; hội nghị tiếp xúc cử tri; vận động bầu cử thông
qua phương tiện thông tin đại chúng và những hành vi bị cấm trong vận động bầu
cử. Chương VII từ Điều 69 đến Điều 72 quy định về nguyên tắc và trình
tự bỏ phiếu. Luật giữ nguyên quy định về thời gian bỏ phiếu bắt đầu từ 7 giờ sáng
đến 7 giờ tối cùng ngày. Tuỳ tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định
cho bắt đầu sớm hơn nhưng không được trước 5 giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng
không được quá 9 giờ tối cùng ngày (Luật cũ là không quá 10 giờ đêm). Quy định
này nhằm đảm bảo kết quả kiểm phiếu của các khu vực bầu cử không tác động đến
việc bầu cử của khu vực bỏ phiếu khác. Chương VIII từ Điều 73 đến Điều 88 quy định về kết quả bầu cử, gồm
4 mục: việc kiểm phiếu; kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử; bầu cử thêm, bầu cử lại;
và tổng kết cuộc bầu cử. Chương IX từ Điều 89 đến Điều 94 quy định về bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND gồm: bầu
cử bổ sung; tổ chức phụ trách bầu cử bổ sung; danh sách cử tri trong bầu cử bổ
sung; ứng cử và hiệp thương, giới thiệu người ứng cử trong bầu cử bổ sung; trình
tự bầu cử, xác định kết quả trong bầu cử bổ sung và khiếu nại, tố cáo, kiến nghị
về bầu cử bổ sung. Chương X từ Điều 95 đến Điều 98 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về bầu cử, quy định chuyển tiếp
và hiệu lực thi hành. Những nơi thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường
theo Nghị quyết số 26/2008/QH12 của Quốc hội và Nghị quyết số 725/2009/UBTVQH12
của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Luật này có quy định riêng đối với việc tổ chức
bầu cử tại các huyện, quận, phường thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện,
quận, phường./.
|