banerchinh-ngay14-3-2021
Nhiệt liệt chào mừng 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890-19/5/2025)!
Hỗ trợ trực tuyến
Nghiên cứu trao đổi

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CẦN LƯU Ý KHI TRÌNH BÀY THỂ THỨC VĂN BẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 30/2020/NĐ-CP VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ

Ths Lê Thị Thu Phương - Giảng viên khoa Nhà nước và Pháp luật

     Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.

     Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính:

     - Quốc hiệu và Tiêu ngữ.

     - Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

     - Số, ký hiệu của văn bản.

     - Địa danh và thời gian ban hành văn bản.

     - Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.

     - Nội dung văn bản.

     - Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.

     - Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.

     - Nơi nhận.

      Ngoài các thành phần chính trên, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác:

      - Phụ lục.

      - Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.

      - Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.

       - Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.

       Trước khi có Nghị định số 30/2020/NĐ-CP của Chính phủ về công tác văn thư (viết tắt là Nghị định 30), thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ ban hành ngày 19 tháng 01 năm 2011 Hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính (viết tắt là Thông tư 01). Ngày 05/3/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 30/2020/NĐ-CP về công tác văn thư gồm 7 Chương với 38 Điều; có 06 phụ lục kèm theo, trong đó, riêng về thể thức văn bản hành chính được quy định tại  Mục 1, chương II  thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính và tại Phụ lục I.  So với quy định, hướng dẫn của Thông tư 01, quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chỉnh của Nghị định 30 có những điểm mới đáng chú ý như sau:

Tiêu chí phân biệt

Thông tư 01

Nghị  định 30

Đối tượng áp dụng

- Áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân.

 

- Áp dụng đối với cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước.

- Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp căn cứ quy định của Nghị định 30 và các quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan để áp dụng cho phù hợp.

Khổ giấy

Văn bản hành chính được trình bày trên khổ giấy khổ A4.

Các văn bản như giấy giới thiệu, giấy biên nhận hồ sơ, phiếu gửi, phiếu chuyển được trình bày trên khổ giấy A5.

Tất cả các văn bản đều được trình bày trên Khổ A4 (210 mm x 297 mm).

 

 

Số trang văn bản

Số trang được trình bày tại góc phải ở cuối trang giấy, không đánh số trang thứ nhất.

 Được đánh từ số 1, được đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất.

Phông chữ

Là phông chữ tiếng Việt của bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001

Bắt buộc dùng phông chữ Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001.

Cỡ chữ

Cỡ chữ 14

Cỡ chữ 13 hoặc 14

Cách trình bày căn cứ pháp lý

- Phần căn cứ trình bày bằng chữ in thường, kiểu chữ đứng; căn cứ cuối cùng kết thúc bằng dấu “phẩy” .

- Căn cứ thực tế trong các mẫu Quyết định hành chính dùng cụm từ Xét đề nghị…”.

- Phần căn cứ trình bày bằng chữ in thường, kiểu chữ nghiêng; căn cứ cuối cùng  kết thúc bằng dấu chấm (.).

- Căn cứ thực tế trong các mẫu Quyết định hành chính thống nhất dùng cụm từ “Theo đề nghị…”.

 

      Ngoài ra, tại Nghị định số 30 còn bổ sung thêm một số quy định về thể thức văn bản hành chính mà trước đó chưa được đề cập tới. Cụ thể:

      - Về dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức trình bày góc trên, bên phải, trang đầu của văn bản kèm theo. Số và ký hiệu văn bản; thời gian ký (ngày tháng năm; giờ phút giây; múi giờ Việt Nam theo tiêu chuẩn ISO 8601) được trình bày bằng phông chữ Times New Roman, chữ in thường, kiểu chữ đứng, cỡ chữ 10, màu đen.

       Hình ảnh, vị trí chữ ký số của cơ quan, tổ chức là hình ảnh dấu của cơ quan, tổ chức ban hành văn bản trên văn bản, màu đỏ, kích thước bằng kích thước thực tế của dấu, định dạng (.png) nền trong suốt, trùm lên khoảng 1/3 hình ảnh chữ ký số của người có thẩm quyền về bên trái.

       Chữ ký số của cơ quan, tổ chức trên văn bản kèm theo văn bản chính được thể hiện như sau: Văn bản kèm theo cùng tệp tin với nội dung văn bản điện tử, Văn thư cơ quan chỉ thực hiện ký số văn bản và không thực hiện ký số lên văn bản kèm theo; văn bản không cùng tệp tin với nội dung văn bản điện tử, Văn thư cơ quan thực hiện ký số của cơ quan, tổ chức trên văn bản kèm theo.

        Hình ảnh chữ ký số của cơ quan, tổ chức: Không hiển thị.

       - Đối với thể thức Nơi nhận, Nghị định quy định đối với Tờ trình, Báo cáo của cơ quan, tổ chức cấp dưới gửi cấp trên trình bày như Công văn, tức là phía trên có Kính gửi và phía dưới là Nơi nhận.

     - Đối với cách viết hoa trong văn bản, bổ sung thêm phải viết hoa danh từ thuộc trường hợp đặc biệt là Nhà nước và Nhân dân.

      - Đối với các văn bản ban hành kèm theo văn bản chính Quy chế, Quy định,…ban hành kèm theo Quyết định) hoặc phụ lục. Bỏ quyền hạn, chức vụ người ký và dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức tại vị trí cuối cùng của văn bản kèm theo Dấu được đóng lên trang đầu, trùm một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tiêu đề phụ lục.

      Như vậy, trên cơ sở kế thừa Thông tư số 01, Nghị định số 30 đã bổ sung, thay đổi  một số quy định về thể thức văn bản của. Từ đó, các quy định về thể thức văn bản đã ngày càng cụ thể, hoàn thiện, tạo nền tảng pháp lý đảm bảo việc ban hành văn bản được thuận lợi, khoa học và thống nhất. Đồng thời, thông qua việc hoàn thiện các quy định về thể thức văn bản tại Nghị định 30 cũng đã giải quyết được các vấn đề này sinh trong thực tiễn trong công tác soạn thảo và ban hành văn bản tại các cơ quan, tổ chức nhà nước, từng bước đáp ứng yêu cầu hoạt động công tác văn thư nói riêng và cải cách hành chính nói chung trong giai đoạn hiện nay./.

(Nguồn: )

Thông tin khác

LỊCH SỬ, Ý NGHĨA NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3 VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
TƯ TƯỞNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI
ĐẢNG BỘ TỈNH NAM ĐỊNH THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7 KHÓA X VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN
GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI ĐỐI VỚI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY
PHỤ NỮ THAM GIA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CÁC CẤP Ở TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC TRUYỀN THỐNG HỒ CHÍ MINH - GIÁ TRỊ THỰC TIỄN TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY
MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG HƯỚNG DẪN SỐ 03-HD/TW VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ BẦU CỬ TRONG ĐẢNG
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH TRONG VIỆC TĂNG CƯỜNG KHỐI ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC Ở CƠ SỞ TRƯỚC THỀM ĐẠI HỘI
HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - BÀI HỌC VỀ LÝ TƯỞNG CHO THANH NIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY
Hồ Chí Minh nhà tư tưởng
TỌA ĐÀM - ĐOÀN VIÊN THANH NIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH TÍCH CỰC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA VĂN BẢN CHỨNG THỰC THUỘC THẨM QUYỀN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
PHÁT HUY DÂN CHỦ TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH NAM ĐỊNH
MỘT VÀI CHIA SẺ VỀ PHƯƠNG PHÁP VIẾT BÁO CÁO SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ CÁC CẤP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO TẠI NAM ĐỊNH
Lịch giảng dạy
Hoạt động tiêu biểu
BithuTinhuy
hoithaocapbo2022
hoithaokllcs
giaoluubongda
camhoa
Trường Chính trị Trường Chinh
Địa chỉ: Số 39 Đường Vị Xuyên - TP.Nam Định
Điện thoại: 0228.3649222 - Fax: 0228.3642530 - Hotline 24/7: 
Website: www.truongchinhtritruongchinhnd.gov.vn - Email: chinhtrinamdinh@gmail.com