banerchinh-ngay14-3-2021
Nhiệt liệt chào mừng 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890-19/5/2025)!
Hỗ trợ trực tuyến
Nghiên cứu trao đổi

CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN CÓ MÂU THUẪN VỚI MỤC TIÊU TIẾN LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM HAY KHÔNG?

Ths. Trần Thùy Dương - Giảng viên khoa Lý luận cơ sở

        Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng khẳng định: kinh tế tư nhân (KTTN) là một động lực quan trọng của nền kinh tế và được khuyến khích phát triển ở tất cả các ngành, lĩnh vực mà pháp luật không cấm, nhất là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ được hỗ trợ thành các công ty, tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có sức cạnh tranh cao. Tuy nhiên, các thế lực thù địch, phần tử cơ hội chính trị không ngừng xuyên tạc đường lối phát triển đối với KTTN; đồng thời có nhận thức chưa đầy đủ về thành phần kinh tế có vai trò đặc biệt quan trọng này. Dựa vào đường lối của Đảng về phát triển thành phần KTTN, trong thời gian vừa qua có những luận điệu cho rằng: Việt Nam đang phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, phát triển KTTN là quay lại phát triển theo tư bản chủ nghĩa, mở đường cho “tư nhân hóa” lũng đoạn ở Việt Nam. Vậy chủ trương phát triển kinh tế tư nhân có đi ngược lại với mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội của nước ta hay không?

         Trước năm 1986, kinh tế tư nhân chưa được nhận thức đúng nghĩa trong nền kinh tế - xã hội. Bắt đầu từ Đại hội lần thứ VI của Đảng (năm 1986), kinh tế tư nhân được xác lập trong hệ thống cơ cấu nền kinh tế nhiều thành phần, theo đó bao gồm: kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa (thợ thủ công, nông dân cá thể, những người buôn bán, kinh doanh dịch vụ cá thể) và kinh tế tư bản tư nhân. Tuy nhiên, phạm trù kinh tế tư nhân chỉ được chính thức sử dụng tại Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) tháng 3/1989.

         Ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) đã ban hành Nghị quyết số 14-NQ/TW về tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân. Nghị quyết khẳng định: “Hơn 10 năm qua, thực hiện đường lối, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, được sự đồng tình hưởng ứng tích cực của nhân dân, kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể, tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân, hoạt động dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp của tư nhân đã phát triển rộng khắp trong cả nước; đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế”[1]. Các Đại hội sau đó vẫn tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển của đất nước. Đặc biệt, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, XIII nhấn mạnh kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Có thể thấy, quan điểm này hoàn toàn đúng đắn, phù hợp về cả lý luận và thực tiễn đất nước vì:

          Thứ nhất, về mặt lý luận, các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ, chủ nghĩa cộng sản chỉ xóa bỏ chế độ sở hữu tư sản với tính cách là một chế độ nhà nước tư sản bóc lột giá trị thặng dư của lao động làm thuê, chứ tuyệt nhiên không xóa bỏ mọi hình thức sở hữu nói chung, trong đó có sở hữu tư nhân, nền tảng của kinh tế tư nhân. Kế thừa những quan điểm của chủ nghĩa Mác, trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga, V.I.Lênin đã đề ra Chính sách kinh tế mới (NEP). Đây là một sự đổi mới tư duy, nhận thức về chủ nghĩa xã hội với sự thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần, phát triển quan hệ hàng hóa tiền tệ, kinh tế thị trường, thực hiện sự trao đổi giữa thành thị và nông thôn, công nghiệp và nông nghiệp, lợi ích của người lao động được quan tâm.

          Kế thừa và vận dụng sáng tạo quan điểm Chủ nghĩa Mác-Lênin về kinh tế tư nhân, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Kinh tế tư bản của tư nhân. Họ bóc lột công nhân, nhưng đồng thời họ cũng góp phần vào xây dựng kinh tế”[2]. Đây là những di sản tư tưởng và tinh thần rất đúng, tạo cơ sở cho Đảng ta tiếp tục kế thừa, phát huy trong thời kỳ mới - thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất quá độ đi lên trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chúng ta cần định hướng để kinh tế tư nhân hoạt động nhằm làm lợi cho quốc kế dân sinh, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, chứ không chỉ vì lợi ích của tư nhân.

           Thứ hai, về mặt thực tiễn, thực chất mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội của nước ta là làm cho “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, do đó nếu kinh tế tư nhân giúp tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đóng thuế đầy đủ cho ngân sách nhà nước, đảm bảo môi trường thì đó cũng được coi là một thành tố của xã hội xã hội chủ nghĩa. Những yếu tố nào phát triển thuận chiều với véctơ đó thì ta khuyến khích còn những bộ phận nào làm cho véc tơ đó bị chệch hướng thì không phải là yếu tố của chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, những đóng góp của kinh tế tư nhân tăng lên hay giảm đi lại phụ thuộc vào trình độ quản lý của chúng ta. Nếu môi trường thể chế, môi trường pháp lý của Việt Nam không tốt, quản lý lỏng lẻo thì lợi ích sẽ quay về túi của chủ đầu tư, thậm chí chi phí xã hội phải trả rất cao và lối kinh doanh như vậy đất nước ta không khuyến khích. Khi Đảng và Nhà nước tiếp tục khẳng định kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng trong phát triển kinh tế và khuyến khích hình thành, phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh là thông điệp vô cùng quan trọng, nhằm khơi dậy khát vọng làm giàu của toàn xã hội. Từ đó, tạo cơ sở cho việc huy động tối đa các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Bởi kinh tế tư nhân bản chất là thành phần kinh tế mà toàn dân có thể tham gia; luôn năng động, sáng tạo trong cơ chế thị trường và mang sẵn tố chất “cần cù và linh hoạt” của người Việt Nam

           Qua 35 năm đổi mới KTTN ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, chứng minh cho chúng ta thấy sự đúng đắn trong chủ trương phát triển KTTN của Đảng ta. Cho đến thời điểm này theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), KTTN liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, chiếm tỷ trọng 42 - 43% GDP. KTTN thu hút khoảng 85% lực lượng lao động của nền kinh tế. KTTN cũng góp phần quan trọng trong huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu ngân sách, cải thiện đời sống nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội... Trong đợt bùng phát dịch Covid – 19 vừa qua nhiều doanh nghiệp tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn không quên trách nhiệm cộng đồng xã hội, tinh thần tương thân tương ái, chung tay chia sẻ với các cấp chính quyền, tỉnh, thành phòng, chống dịch. Nhiều tập đoàn KTTN ngày càng khẳng định vai trò và đóng góp to lớn cho nền kinh tế, trở thành mũi nhọn tại một số lĩnh vực đầu tư như du lịch, chế biến thực phẩm, công nghệ viễn thông... Điển hình trong đó là: Sun Group, Vingroup, Thaco, Masan, FPT… Các tập đoàn này không chỉ dẫn đầu ở các lĩnh vực hoạt động trong nước, mà đã và đang xây dựng, phát triển thành công những sản phẩm, công trình mang tầm vóc khu vực và thế giới, giúp thăng hạng vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

          Tuy nhiên bên cạnh việc thúc đẩy KTTN phát triển chúng ta cũng cần nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam để dẫn dắt thành phần KTTN phát triển đúng hướng và tiếp tục có những đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước. Cần tiếp tục hoàn thiện về thể chế, nhất là chỉ đạo tổ chức thực tiễn để thực hiện đúng đường lối, chính sách, phát huy hơn nữa tiềm năng của kinh tế tư nhân. Kinh tế tư nhân ở nước ta hoạt động trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chịu sự chi phối, điều tiết của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, có trách nhiệm tham gia xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đầu tư cho kinh tế tư nhân phát triển không phải là mục tiêu đạt tới, mà là phương tiện để phát triển kinh tế - xã hội và con người, góp phần xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam./.

 

[1]Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.55

[2]Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG ST, Hà Nội, 2011, tr. 266.

(Nguồn: )

Thông tin khác

TÌM HIỂU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI
XÂY DỰNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN THEO ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
NHỚ ƠN HỒ CHÍ MINH – NGƯỜI GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM
PHÁT HUY TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC VIÊN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
ĐOÀN THANH NIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH HỌC TẬP TINH THẦN TỰ HỌC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH
MỞ RỘNG THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CHO CHÍNH QUYỀN CẤP HUYỆN, XÃ THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CẦN LƯU Ý KHI TRÌNH BÀY THỂ THỨC VĂN BẢN THEO QUY ĐỊNH CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 30/2020/NĐ-CP VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ
LỊCH SỬ, Ý NGHĨA NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3 VÀ CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
TƯ TƯỞNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG XÃ HỘI
ĐẢNG BỘ TỈNH NAM ĐỊNH THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7 KHÓA X VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN
GIÁ TRỊ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC MỚI ĐỐI VỚI CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN HIỆN NAY
PHỤ NỮ THAM GIA LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CÁC CẤP Ở TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC TRUYỀN THỐNG HỒ CHÍ MINH - GIÁ TRỊ THỰC TIỄN TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY
MỘT SỐ ĐIỂM MỚI TRONG HƯỚNG DẪN SỐ 03-HD/TW VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ BẦU CỬ TRONG ĐẢNG
Lịch giảng dạy
Hoạt động tiêu biểu
BithuTinhuy
hoithaocapbo2022
hoithaokllcs
giaoluubongda
camhoa
Trường Chính trị Trường Chinh
Địa chỉ: Số 39 Đường Vị Xuyên - TP.Nam Định
Điện thoại: 0228.3649222 - Fax: 0228.3642530 - Hotline 24/7: 
Website: www.truongchinhtritruongchinhnd.gov.vn - Email: chinhtrinamdinh@gmail.com