banerchinh-ngay14-3-2021
Nhiệt liệt chào mừng 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890-19/5/2025)!
Hỗ trợ trực tuyến
Nghiên cứu trao đổi

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GẮN VỚI TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở TỈNH NAM ĐỊNH

Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội là một chủ trương lớn, nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam. Phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính sách xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển. Điều này thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa đang được Đảng, nhân dân đồng thuận xây dựng...

         Tăng trưởng kinh tế gắn với thực hiện tiến bộ và bảo đảm công bằng xã hội là phải gắn kinh tế với xã hội, thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển. Điều đó có nghĩ là: không chờ đến khi kinh tế đạt tới trình độ phát triển cao rồi mới thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, càng không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Trái lại mỗi chính sách kinh tế đều phải hướng tới mục tiêu phát triển xã hội; mỗi chính sách xã hội phải nhằm tạo ra động lực thúc đẩy phát triển kinh tế; khuyến khích làm giàu hợp pháp phải đi đôi với xóa đói, giảm nghèo bền vững, chăm sóc những người có công, những người có hoàn cảnh khó khăn. Đây là một yêu cầu có tính nguyên tắc để đảm bảo sự phát triển lành mạnh, bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đúng như tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chủ nghĩa xã hội là làm sao cho nhân dân đủ ăn, đủ mặc, ngày càng sung sướng, ai nấy được đi học, ốm đau có thuốc uống, già không lao động thì được nghỉ… Tóm lại, xã hội ngày càng tiến bộ, vật chất ngày càng tăng, tinh thần ngày càng tốt, đó là chủ nghĩa xã hội”[1].

            Nhận thức sâu sắc về vai trò, ý nghĩa của tiến bộ xã hội, trong quá trình lãnh đạo cách mạng cũng như trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta xác định: “Thực hiện tiến bộ và côngThs. Nguyễn Thị Huệ - Giảng viên Khoa Lý luận cơ sởbằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo dục…, giải quyết tốt vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người”[2]. Các đại hội Đảng gần đây đều xác định con người vừa là trung tâm chiến lược, vừa là mục tiêu, động lực của phát triển; thực hiện công bằng và tiến bộ xã hội ngay trong từng bước, từng chính sách phát triển. Đại hội XII của Đảng nêu rõ: “Gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân”[3]. Đại hội XIII của Đảng xác định định hướng phát triển tiếp tục nắm vững và xử lý tốt mối quan hệ lớn “giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường”[4].

           Trên cơ sở quán triệt sâu sắc quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng trong giải quyết mối quan hệ này và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh của địa phương, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định đã vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, có bước phát triển khá toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội:

           Tổng sản phẩm GRDP trong tỉnh theo so sánh năm 2010 tăng bình quân 7,9%/năm, đạt chỉ tiêu Đại hội đề ra (tăng 7,5-8%/năm). Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực: tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm còn 17,9%; lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và dịch vụ chiếm 82,1% (tăng 6,1% so với năm 2015). Xây dựng nông thôn mới hoàn thành sớm hơn 1,5 năm so với mục tiêu nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, sớm hơn 11,5 năm so với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, là một trong hai tỉnh dẫn đầu cả nước. “Khoảng cách thu nhập giữa thành thị và nông thôn giảm xuống còn 1,35 lần; mức sống của người dân nông thôn được cải thiện đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều (trừ đối tượng bảo trợ xã hội) giảm còn dưới 1%”[5]. Tính đến năm 2022, Nam Định có 251 sản phẩm OCOP xếp hạng từ 3 sao trở lên. Trong đó: 39 sản phẩm 4 sao, 212 sản phẩm 3 sao và 4 sản phẩm nâng hạng từ 3 sao lên 4 sao; đặc biệt có 2 sản phẩm đang được hỗ trợ hoàn thiện để nâng hạng tiêu chuẩn 5 sao là Nghêu thịt đóng hộp Lenger và gạo sạch Toản Xuân.

           Tỷ lệ lao động có việc làm đã qua đào tạo tăng từ 60% năm 2015 lên 72% năm 2020. Các chính sách về an sinh xã hội, an toàn vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp được quan tâm thực hiện hiệu quả. Thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ an sinh xã hội, ứng phó với dịch bệnh Covid-19. Ngành giáo dục và đào tạo giữ vững thành tích 25 năm liên tục trong tốp dẫn đầu cả nước về chất lượng giáo dục. Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân có bước chuyển biến tích cực.

          Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, việc thực hiện tiến bộ xã hội vẫn còn những hạn chế: “phát triển vùng kinh tế ven biển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của vùng; chưa thu hút được nhiều nhà đầu tư lớn, dự án lớn; hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội chưa hoàn thiện, chưa tạo được sự kết nối đồng bộ với các địa phương khác trong tỉnh và với các tỉnh trong khu vực; phát triển kinh tế biển chưa chưa gắn kết hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường; công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng chưa đáp ứng được yêu cầu; khoảng cách giàu – nghèo của người dân ven biển có xu hướng ngày càng tăng”[6].  Đến thời điểm hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn. Các sản phẩm OCOP của tỉnh chủ yếu mới được tiêu thụ tại thị trường nội tỉnh.

          “Công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, nội chính ở một số địa phương, cơ quan có thời điểm chưa được quan tâm đúng mức. Một số loại tội phạm, tệ nạn xã hội còn tiềm ẩn phức tạp. Tình trạng khiếu kiện đông người, vượt cấp chưa được giải quyết dứt điểm”[7]

           Để khắc phục những hạn chế, bất cập nhằm thực hiện tiến bộ xã hội trong từng bước đi của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tỉnh Nam Định cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

          Một là, để thực hiện với hiệu quả cao hơn nữa trong thực tiễn quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về mối quan hệ giữa thực hiện công bằng xã hội với  tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa và tiến bộ xã hội. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định đã ban hành  Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 18/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, xúc tiến và thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2025 nhằm phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị xây dựng nền hành chính công vụ chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; tạo dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, bình đẳng, hấp dẫn nhà đầu tư và doanh nghiệp; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp nhằm thu hút các dự án có vốn lớn, có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng cao, có khả năng đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách nhà nước của tỉnh, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

          Hai là, phát triển nhanh, đa dạng các lĩnh vực thương mại, dịch vụ, du lịch. Chú trọng phát phiển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, trải nghiệm cộng đồng gắn với phát triển du lịch các địa điểm: Vườn quốc gia Xuân Thủy, các khu du lịch Quất Lâm, Thịnh Long, Rạng Đông, khu bảo tồn chứng tích biến đổi khí hậu Nhà thờ đổ Văn Lý, trải nghiệm các mô hình xây dựng nông thôn mới,…Hình thành các tour du lịch biển gắn với du lịch văn hóa, tâm linh và tuyến du lịch liên tỉnh. Thu hút đầu tư phát triển thương mại, dịch vụ, các khu vui chơi giải trí, công viên chuyên đề, khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, resort,.. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP; tăng cường ứng dụng chuyển đổi số trong công tác triển khai, thực hiện Chương trình OCOP; tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm OCOP; tăng cường thông tin, tuyên truyền về Chương trình OCOP, các nội dung, vai trò ý nghĩa của chương trình, kết quả thành công của một số sản phẩm OCOP.

         Ba là, tập trung mọi nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội, trong đó quan tâm chăm lo, nâng cao đời sống nhân dân ở những địa bàn trọng yếu về quốc phòng anh ninh, địa bàn biên giới biển; làm tốt công tác dân vận, ổn định dân cư tại các thôn, xóm ven biển, hình thành vành đai dân cư góp phần tạo sự ổn định về an ninh chính trị. Triển khai lồng ghép chương trình giảm nghèo bền vững với chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu và các chương trình dự án khác nhằm huy động tối đa nguồn lực cho giảm nghèo, bảo đảm người nghèo có điều kiện vươn lên thoát nghèo.

        Bốn là, thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt, có hiệu quả trên thực tế phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”[8]. Xử lý kịp thời, nghiêm minh những tổ chức, cá nhân lợi dụng dân chủ, gây rối nội bộ, làm mất ổn định chính trị - xã hội hoặc vi phạm dân chủ, làm phương hại đến quyền làm chủ của nhân dân.

         Như vậy, tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội không chỉ là vấn đề mang tính tất yếu của công cuộc đổi mới mà còn là sự đúng đắn về nguyên tắc, quan điểm của Đảng, đồng thời là đòi hỏi của thực tiễn. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đã đem lại những chuyển biến rõ rệt: kinh tế phát triển, lực lượng sản xuất được tăng cường, nghèo đói giảm nhanh, đời sống nhân dân được cải thiện, nhiều vấn đề xã hội được giải quyết; chính trị, xã hội ổn định; đây là cơ sở phấn đấu đến năm 2030, Nam Định là tỉnh phát triển khá của cả nước./.

 

[1]. Hồ Chí Minh. Toàn tập. Tập 13. H. NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, 2011, tr. 438.

[2] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 77-78

[3] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIISđd, tr. 299

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr. 119

[5] Đảng Cộng sản Việt Nam:Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XX, tr. 13

[6] Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 18/6/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định.

[7] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XX, tr.62 - 63

                                                                           

[8] Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t.I, tr. 172-173

 

(Nguồn: Ths. Nguyễn Thị Huệ - Giảng viên Khoa Lý luận cơ sở)

Thông tin khác

TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GẮN VỚI TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI – GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC DÂN VẬN TẠI TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN Ở NAM ĐỊNH
TĂNG CƯỜNG ĐẤU TRANH PHẢN BÁC CÁC QUAN ĐIỂM SAI TRÁI TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG THÔNG QUA BÀI HỌC "THU THẬP VÀ XỬ LÝ THÔNG TIN TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở CƠ SỞ"
VẬN DUNG TƯ TƯỞNG MÁC- ĂNG GHEN TRONG TÁC PHẨM TUYÊN NGÔN ĐẢNG CỘNG SẢN VÀO XÂY DỰNG CHÍNH ĐẢNG Ở VIỆT NAM
QUAN ĐIỂM CỦA V.I.LÊNIN VỀ MÔ HÌNH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ SỰ VẬN DỤNG SÁNG TẠO CỦA VIỆT NAM TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC
NHỮNG VẮN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI THU HÚT ĐẦU TƯ CỦA TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY TRƯỚC NHỮNG BIỂU HIỆN MỚI CỦA XUẤT KHẨU TƯ BẢN
NHỮNG THÀNH TỰU KINH TẾ NỔI BẬT CỦA VIỆT NAM DƯỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG QUA HƠN 35 NĂM ĐỔI MỚI
MỘT VÀI TRAO ĐỔI VỀ VIỆC CẬP NHẬT NGHỊ QUYẾT CỦA ĐẢNG VÀO BÀI GIẢNG CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TRƯỜNG CHINH
SỰ LỰA CHỌN CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỶ XX
CHỦ TRƯƠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN CÓ MÂU THUẪN VỚI MỤC TIÊU TIẾN LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM HAY KHÔNG?
TÌM HIỂU ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM QUA CÁC KỲ ĐẠI HỘI
XÂY DỰNG GIAI CẤP CÔNG NHÂN THEO ĐẠI HỘI XIII CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
NHỚ ƠN HỒ CHÍ MINH – NGƯỜI GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VIỆT NAM
PHÁT HUY TÍCH CỰC CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC VIÊN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Lịch giảng dạy
Hoạt động tiêu biểu
BithuTinhuy
hoithaocapbo2022
hoithaokllcs
giaoluubongda
camhoa
Trường Chính trị Trường Chinh
Địa chỉ: Số 39 Đường Vị Xuyên - TP.Nam Định
Điện thoại: 0228.3649222 - Fax: 0228.3642530 - Hotline 24/7: 
Website: www.truongchinhtritruongchinhnd.gov.vn - Email: chinhtrinamdinh@gmail.com