Lê Tiến Dũng
Trưởng Phòng
Nghiên cứu KH - TT - TL
Cùng với việc thực hiện các nhiệm vụ đào
tạo, bồi dưỡng; Tổ chức Nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy, học tập và tổng
kết kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương, cơ sở là nhiệm vụ thường xuyên đối với
nhà trường và giảng viên các trường Chính trị cấp tỉnh. Thực tế để giảng dạy
tốt, trước hết phải nghiên cứu tốt và có kinh nghiệm thực tiễn; Thực tiễn sẽ
mang lại hiệu quả thiết thực cho công tác, giảng dạy.
Nghiên cứu thực tế tại các trường Chính
trị là việc kiểm tra trên thực tế những biểu hiện, ảnh hưởng, tác động của lý
luận trong thực tiễn để có cơ sở hiểu sâu sắc hơn, nắm bắt đầy đủ hơn về lý
luận và làm giàu lý luận; Nghiên cứu thực tế ở đây là nắm bắt và vận dụng kinh nghiệm, kiến thức thực tế để nâng cao
chất lượng, hiệu quả công việc; đặc biệt cần thiết đối với việc nâng cao chất
lượng giảng dạy trong các trường
chính trị xuất phát từ đặc thù của đối tượng và chương trình đào tạo, bồi
dưỡng.
Trên bình diện chung hoạt động nghiên
cứu thực tế tại nhà trường trong thời gian qua hết sức phong phú, đa dạng. Theo
nề nếp từ trước đến nay, nghiên cứu thực tế được thực hiện qua việc; hàng năm,
định kỳ nhà trường tổ chức cho các khoa, phòng đi về cơ sở, giao lưu học hỏi
kinh nghiệm; Đi các trường Chính trị tỉnh, thành trong cả nước để nghiên cứu,
so sánh, học hỏi với sự hưởng ứng tích cực của các giảng viên, cán bộ viên chức
nhà trường. Kết quả đạt được tương đối tốt và có đóng góp quan trọng vào việc
nâng cao chất lượng bài giảng, chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng của nhà
trường; Qua mỗi năm, hoạt động nghiên cứu thực tế của trường thực sự có những
bước tiến bộ tích cực.
Thực tế có thể khẳng định rằng: Nhận
thức của Nhà trường cũng như toàn bộ giảng viên, cán bộ về tầm quan trọng và
tính tất yếu của hoạt động nghiên cứu thực tế trong công tác, giảng dạy ngày
càng đầy đủ hơn. Các khoa, phòng đã nỗ lực, tìm tòi, phát hiện những vấn đề có
tính thời sự, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình và của nhà
trường để xây dựng các đề tài, ý tưởng khảo sát; cũng như phục vụ cụ thể cho
từng chuyên đề để chuẩn bị lên lớp của mỗi cán bộ, giảng viên; Thông qua việc đăng
ký, thực hiện đề tài cấp trường, cấp khoa gắn trực tiếp với nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội, hoạt động khảo sát, nghiên cứu thực tế đã có định hướng, mục
tiêu và đem lại hiệu quả thiết thực. Sản phẩm nghiên cứu chất lượng cao, hữu dụng
trong nâng cao chất lượng giảng dạy, công tác.
Tuy nhiên, để đáp ứng yêu cầu cao của
nhiệm vụ giảng dạy nói riêng và nghiên cứu khoa học nói chung tại trường Chính
trị trong tình hình mới, chất lượng nghiên cứu thực tế phải được nâng lên. Nhà
trường cần đổi mới căn bản nội dung, phương thức và cách đánh giá, sử dụng kết
quả nghiên cứu thực tế của cán bộ, giảng viên; Cần chú trọng những mặt sau:
- Trước hết,
cần đổi mới nhận thức về công tác nghiên cứu thực tế phải coi đây không chỉ là yêu cầu nhiệm vụ mà
còn là hoạt động thực tiễn mà nhà trường phải tham gia cùng xã hội. Đời sống xã
hội ở từng địa phương, đơn vị rất đa dạng, phong phú, vận động và thay đổi từng
giờ, từng ngày; Trách nhiệm của giảng viên qua nghiên cứu thực tế là nắm bắt
cập nhật tình hình và những thông tin kinh tế - xã hội liên quan đến sự phát
triển của địa phương;
Nghiên cứu thực tế cũng chính là hình
thức học tập, học từ thực tiễn, học trong thực tiễn cuộc sống, nhờ đó giảng viên
có thể trình bày bài giảng sinh động với tư cách là người nắm được tình hình
kinh tế - xã hội ở địa phương, làm cho bài giảng có hồn và mang hơi thở của
cuộc sống. Qua thực tế chúng ta sẽ thu nhận được thông tin nhưng yêu cầu đặt ra
là phải nghiên cứu, phải biết xử lý thông tin đưa vào bài giảng hợp lý, trao
đổi với học viên để đề ra giải pháp tuỳ tình hình của từng địa phương.
Hội đồng khoa học cần cụ thể nội dung,
chương trình hoạt động nghiên cứu thực tế hàng năm, quý; đây là cơ sở để có
tổng kết hoạt động mỗi năm. Ban Giám
đốc, đặc biệt là các giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy cần tham gia nhiều vào
hoạt động định hướng, thẩm định sản phẩm nghiên cứu thực tế.
- Sản phẩm nghiên cứu cần được tổ chức đánh
giá thường xuyên, có căn cứ khoa học, được thẩm định bởi Hội đồng khoa học Nhà
trường nhằm tạo động lực, khuyến khích tối đa tinh thần nghiên cứu trong cán
bộ, gíảng viên Nhà trường.
- Phải đa dạng hoá hoạt động nghiên cứu
thực tế. Ngoài việc đi đến địa phương để nghiên cứu trực tiếp theo truyền thống;
Nhà trường có thể đề xuất với Tỉnh uỷ, UBND Tỉnh tạo điều kiện cho đội ngũ giảng
viên được tham gia các hội nghị, hội thảo của tỉnh, của các ban, ngành trong tỉnh,
các huyện; Tham mưu luân chuyển giảng viên trẻ; cán bộ, giảng viên quy hoạch
nguồn lâu dài đi thực tế, công tác dài ngày ở cơ sở để nắm bắt thực tiễn.
Phòng Nghiên cứu Khoa học - Thông tin - Tư
liệu tham mưu cho Ban Giám đốc Nhà trường đề ra chương trình nghiên cứu thực tế
ngay từ đầu năm, gồm nội dung, danh mục các đề tài nghiên cứu để các khoa,
phòng có cơ sở lựa chọn nghiên cứu đề tài, vấn đề, phù hợp với thực lực của mỗi
khoa, phòng.
Các khoa, phòng tuỳ chức năng, nhiệm vụ
chuyên môn và lực lượng để phân đề tài, nhiệm vụ ra thành từng mảng, có kế
hoạch tổ chức thâm nhập thực tế của cả khoa, phòng hoặc từng nhóm, cá nhân; (có
sự phân công hoặc đăng ký ngay từ đầu năm). Đây là một cơ sở để xem xét việc
hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, giảng viên: nghiên cứu, giảng dạy, công tác.
- Nhà trường, khoa, phòng xây dựng kế hoạch
trao đổi với địa phương về vấn đề, đề tài cần nghiên cứu ngay từ đầu năm để địa
phương có sự chuẩn bị;
Phải đảm bảo tranh thủ sự đồng tình, ủng
hộ và hỗ trợ cho việc nghiên cứu thực tế của các địa phương; không có sự hỗ trợ
đó thì không thể thực hiện được mục tiêu nhiệm vụ nghiên cứu thực tế của trường
với yêu cầu ngày càng cao hơn. Do vậy, trước khi đến nghiên cứu các địa phương,
cần làm tốt công tác liên hệ, trao đổi trước nội dung mà mình cần nghiên cứu để
địa phương có thể chuẩn bị tốt hơn về chương trình báo cáo.
Thời gian từng đợt đi thực tế, các khoa,
phòng phải thống nhất trước với địa phương khảo sát, nghiên cứu để đảm bảo sự
chủ động và chất lượng chuẩn bị thông tin.
Hạn chế tình trạng đoàn nghiên cứu thực
tế đến địa phương chỉ bố trí nghe báo cáo do lãnh đạo địa phương trình bày mà
không có sự trao đổi, phân tích, khảo sát, cách làm này vừa rất mất thời gian,
hiệu quả thu được rất thấp.
Cần đặc
biệt chú trọng thời gian trao đổi lại với địa phương kết quả nghiên cứu thực tế
vì sản phẩm nghiên cứu ít nhiều mang tính chủ quan, cần trao đổi lại tranh thủ
sự đóng góp ý kiến để thông tin được xác thực và tổng hợp, sắp xếp, hệ thống,
hoàn thiện kết quả nghiên cứu. Mặt khác thông qua trao đổi đóng góp cho cơ sở
những chỉ dẫn từ thực tế bằng cảm quan của người nghiên cứu, lý luận; qua đó,
nâng cao hiểu biết, nhận thức cho cơ sở về hiệu quả thực tế công việc; Đảm bảo
việc nghiên cứu thực tế không chỉ có ý nghĩa đối với nhà trường mà còn có hiệu
quả tích cực đối với các địa phương, đơn vị được khảo sát, nghiên cứu.
- Quan tâm đầu tư kinh phí nhằm cải
thiện chất lượng sản phẩm nghiên cứu thực tế: Đảm bảo chế độ chính sách và sự
hỗ trợ đối với các tập thể và cá nhân nghiên cứu thực tế. Tăng mức bồi dưỡng báo
cáo viên ở địa phương; về vấn đề này từ trước tới nay chúng ta thực sự chưa
quan tâm chú ý, chưa có cơ chế cụ thể mà phần lớn dựa vào các mối quan hệ, sự
hỗ trợ từ cơ sở và phía các đơn vị được khảo sát do vậy tạo khó khăn cho cơ sở
nghiên cứu, hạn chế chất lượng khảo sát.
Trên đây, là các giải pháp đề xuất nhằm
nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu thực tế của trường Chính trị; cần
thiết phải tạo sự chuyển biến thực sự từ nhận thức đến hành động, sự thống nhất
trong Nhà trường; Vai trò tham mưu của phòng Nghiên cứu khoa học - Thông tin -
Tư liệu; Sự đồng thuận, trách nhiệm của các khoa, phòng và đội ngũ cán bộ,
giảng viên trong việc thúc đẩy hoạt động nghiên cứu thực tế nhằm nâng cao chất
lượng giảng dạy và công tác trong tình hình mới hiện nay./. |