banerchinh-ngay14-3-2021
Nhiệt liệt chào mừng 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại (19/5/1890-19/5/2025)!
Hỗ trợ trực tuyến
Đào tạo, bồi dưỡng

VAI TRÒ CHỦ NHIỆM LỚP TRONG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO Ở TRƯỜNG CHÍNH TRỊ

Chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng ở trường Chính trị tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: nội dung giảng dạy, giảng viên, giáo trình, học viên...

                                                        Vũ Đức Thắng

                                                      Phó Trưởng phòng Đào tạo

     

Chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng ở trường Chính trị tùy thuộc vào nhiều yếu tố như: nội dung giảng dạy, giảng viên, giáo trình, học viên... nhưng trong đó không thể không nói đến vai trò của người quản lý trực tiếp lớp học, đó là chủ nhiệm lớp.

Trước hết, chủ nhiệm phải là người tâm huyết với công việc mình làm. Đây là điều kiện số một, vì điều này sẽ tạo cho người chủ nhiệm luôn khiêm tốn, cầu thị và trăn trở tìm kiếm, lựa chọn giải pháp hữu hiệu nhất để đưa lớp vào quỹ đạo chung, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức.  

Trong tổ chức lớp học, điều quan trọng là phải đảm bảo phát huy vai trò tự quản của học viên, với các cấp độ tự quản phù hợp như hoạt động của Ban cán sự lớp, các tổ,..

Học viên là đối tượng quản lý của công tác chủ nhiệm, nhưng trong thời gian đi học, để học tập, rèn luyện tốt, học viên rất cần sự quan tâm của Nhà trường, của chủ nhiệm lớp về nhiều phương diện cả trong học tập và những vấn đề của cuộc sống. Và chỉ khi có sự quan tâm ấy, khi có sự thấu hiểu, chia xẻ và cảm thông của chủ nhiệm lớp đối với học viên thì công tác quản lý lớp mới đạt hiệu quả tối ưu, mới được đảm bảo bởi ý thức tự giác của học viên trong việc thực hiện những nghĩa vụ của người học, chứ không chỉ đơn thuần là mệnh lệnh, cưỡng chế và trừng phạt. Nếu làm được điều này thì học viên mới thực sự coi việc học tập không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi của mình.

Thứ hai, chủ nhiệm lớp phải là người trung thực, thẳng thắn, chân tình cởi mở, có lối sống chan hoà, thân ái và là người trong sáng. Chủ nhiệm lớp là cầu nối giữa tập thể học viên với Ban Giám đốc nhà trường và các trưởng khoa chuyên môn, các phòng chức năng, góp phần tăng cường hiệu quả bài giảng của giảng viên, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức. Bên cạnh những nỗ lực tự quản của lớp, học viên luôn cần có sự định hướng, chỉ đạo, giúp đỡ của Nhà trường và giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng truyền tải những định hướng, chỉ đạo tới lớp học, giúp giải quyết những khó khăn mà  lớp học không tự giải quyết được hoặc giải quyết không hiệu quả. Do đó, vấn đề là phải biết kết hợp ở một mức độ hợp lý vai trò tự quản của học viên với sự quản lý, tổ chức, theo dõi, giám sát của nhà trường với đại diện chính thức là giáo viên chủ nhiệm lớp.

Nếu công tác quản lý lớp tốt, học viên ý thức được vai trò, ý nghĩa của việc học tập, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, thì họ sẽ có sự chuẩn bị bài  chu đáo, chăm chú nghe giảng, ghi chép, chủ động sáng tạo trong nghiên cứu, thảo luận, tạo một không khí học tập nghiêm túc, sôi nổi và chất lượng. Điều này sẽ giúp người giảng viên đứng trên bục giảng dồn hết tâm huyết, nhiệt tình và những kiến thức tích luỹ được để hướng dẫn cho học viên phương pháp tư duy và ch tiếp cận nguồn kiến thức. Sự nỗ lực, cố gắng với cảm hứng cao trong công việc giảng dạy và học tập cả từ phía giảng viên và học viên là điều kiện, tiền đề không thể thiếu để có những bài giảng đạt chất lượng tốt. Đồng thời, chủ nhiệm lớp còn là người có điều kiện trực tiếp nắm bắt những ý kiến phản hồi từ phía học viên đối với chất lượng bài giảng và tác phong lên lớp của các giảng viên, giúp cho giảng viên có được những thông tin quan trọng, để tự điều chỉnh nội dung và phương pháp một cách tối ưu nhất, hiệu quả nhất, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác đào tao, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức.

Ba là, chủ nhiệm lớp là hạt nhân của khối đoàn kết và bảo đảm dân chủ trong mọi việc. Bởi lẽ, lớp học là một tập thể, mỗi người một ý nên khi thiếu dân chủ, sẽ xảy ra mất đoàn kết. Vì vậy, chủ nhiệm lớp phải là hạt nhân của khối đoàn kết và hết sức dân chủ, mọi việc phải phổ biến cho cán bộ lớp, cán bộ về phổ biến cho các học viên, bàn bạc thống nhất từ đó tự tổ chức thực hiện. Chủ nhiệm lớp chỉ làm công tác kiểm tra, đôn đốc, không bao biện làm thay.

Nếu không có cái tâm, không có tấm lòng có lẽ người giáo viên chủ nhiệm sẽ không thể làm tốt nhiệm vụ được giao. Bởi có bao nhiêu việc “có tên” và “không tên” đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải giải quyết, có biết bao trách nhiệm mà người giáo viên chủ nhiệm phải gánh trên vai. 

            Có thể nói, công tác chủ nhiệm lớp là một khoa học, một nghệ thuật và đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải là người có sáng tạo, linh hoạt tìm ra các phương pháp quản lý lớp phù hợp với tình hình thực tế của lớp mình chủ nhiệm để công tác chủ nhiệm đạt hiệu quả./.

 

(Nguồn: Phòng Khoa học - 19/11/2014)

Thông tin khác

KẾ HOẠCH TUYỂN SINH - NĂM 2014
THÔNG BÁO TUYỂN SINH - NĂM 2014
Lịch giảng dạy
Hoạt động tiêu biểu
BithuTinhuy
hoithaocapbo2022
hoithaokllcs
giaoluubongda
camhoa
Trường Chính trị Trường Chinh
Địa chỉ: Số 39 Đường Vị Xuyên - TP.Nam Định
Điện thoại: 0228.3649222 - Fax: 0228.3642530 - Hotline 24/7: 
Website: www.truongchinhtritruongchinhnd.gov.vn - Email: chinhtrinamdinh@gmail.com